Thị trường chứng khoán ngày 25/2: Thị trường giằng co, mã các ngân hàng sụt giảm

Sau phiên mất 15 điểm, thị trường chứng khoán bước qua ngày thứ Năm với tâm lý dè chừng và lo ngại của nhà đầu tư khi xu hướng thị trường trở nên không rõ ràng.

Chân dung vị cựu Chủ tịch của FTM đứng sau thao túng giá cổ phiếu / Quản lý quỹ Thăng Long bị "tuýt còi" vì không chịu tách biệt trụ sở và trang thiết bị với Bamboo Capital

Sau phiên mất 15 điểm, thị trường chứng khoán bước sang ngày thứ Năm với tâm lý dè chừng và lo ngại của nhà đầu tư khi xu hướng thị trường trở nên không rõ ràng. Sau khoảng 1 tiếng đầu phiên tăng điểm nhẹ, VNIndex bắt đầu tụt dốc mà đã mất tới hơn 6 điểm vào đầu giờ chiều, tới phiên đóng cửa phục hồi và tăng nhẹ hơn 3 điểm, khối lượng thanh khoản cũng thấp hơn các phiên trước ở mức hơn 13 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý các mã ngân hàng bị mất điểm trong ngày hôm nay trong khi vào phiên sụt điểm ngày hôm qua các mã này vẫn giữ được giá tiệm cận với giá trung bình. BID giảm 0.2%, SHB mất 0.1%, VPB giảm 0.3%, MSB giảm 1.3%, TPB giảm 0.2%, CTS giảm 0.7%. Chỉ có một vài mã ngân hàng giữ được nhịp tăng nhẹ như ACB, VCB, STB, MBB (ngày 26/2, Ngân hàng MBB sẽ giao dịch 64.310.581 cổ phiếu niêm yết bổ sung). Mã TCB đứng giá với khối lượng giao dịch khoảng 17 triệu cổ phiếu.

Nằm trong rổ cổ phiếu VN30, cổ phiếu của Vinamilk VNM liên tục mất giá trong 3 phiên gần đây giảm xuống còn 104.600 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu Masan MSN cũng tiếp tục mất thêm 1,4% giá trị còn 89.600 đồng/cổ phiếu,

Chiều nay, sàn HoSE không diễn ra hiện tượng nghẽn lệnh như trong suốt thời gian qua do khối lượng giao dịch giảm. Đây cũng là vấn đề khá "đau đầu" đối với các sàn chứng khoán và công ty chứng khoán. Hiện tượng này bắt đầu xảy ra từ khi nhà đầu tư F0 ồ ạt tham gia vào thị trường chứng khoán với khối lượng giao dịch tăng lên nhanh chóng. Sàn HoSE đã phải đưa ra quy định về số lượng cổ phiếu giao dịch và số tiền giao dịch trong một lệnh tối thiểu để hạn chế nhưng cũng chưa giải quyết được vấn đề.

Nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch phù hợp trong giai đoạn hiện tại là lọc ra một số cổ phiếu tiềm năng, phù hợp cho mục tiêu đầu tư dài hạn và tận dụng những nhịp rung lắc trong phiên khi chỉ số vẫn chưa chạm ngưỡng kháng cự 1.200 điểm để giải ngân, gia tăng dần tỉ trọng cổ phiếu cho cả mục tiêu “lướt sóng” ngắn hạn lẫn nắm giữ lâu dài. Tuy nhiên vẫn cần hạn chế sử dụng đòn bẩy hoặc mua đuổi ở các nhịp hồi phục trong phiên.

Minh Châu

Theo Doanh nghiệp Việt Nam