Tuyến đường 'huyết mạch' Hà Nội đi qua 9 quận, huyện: Mật độ giao thông quá tải gấp 8 lần thiết kế

Đây là đường giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội, kết nối ba cây cầu lớn của thành phố.

Đây là đường giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội, kết nối ba cây cầu lớn của thành phố.

Đường Vành đai 3 Hà Nội dài khoảng 65km, đi qua các quận, huyện: Gia Lâm, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Đông Anh.

Đường Vành đai 3 là sự kết hợp nhiều tuyến đường đã có sẵn như Võ Văn Kiệt, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển, Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân, cầu Thanh Trì, quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp và có ba cây cầu lớn là cầu Thanh Trì, cầu Thăng Long và cầu Phù Đổng.

Mặc dù được coi là cao tốc nhưng đường Vành đai 3 Hà Nội có tới 7 nút giao chỉ trong vòng 18km, trong đó, tại km 0 là nút giao Mai Dịch với quốc lộ 32 (đường Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy); km 0,78 nút giao Mai Dịch với đoạn đường Phạm Hùng; km 3,7 chính là nút giao giữa Trung Hòa (Cầu Giấy), đường Trần Duy Hưng và Đại Lộ Thăng Long; Km 5,7 là nút giao giữa quận Thanh Xuân và Quốc lộ 6 (đoạn đường đi qua Nguyễn Trãi).

Tuyến đường 'huyết mạch' Hà Nội đi qua 9 quận, huyện: Mật độ giao thông quá tải gấp 8 lần thiết kế - Ảnh 1

Đường vành đai 3 Hà Nội đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long

Tại km 7,4 là nút giao Đại Kim với quốc lộ 21C; tiếp theo ở km 11,7 chính là nút giao giữa cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Pháp Vân như trong ảnh; tiếp tục đó là km 13,9 là nút giao giữa Tam Trinh và đường Tam Trinh. Cuối cùng tại km 16,9 chính là nút giao giữa Lĩnh Nam và đường Lĩnh Nam.
Trong khi đó, đường cao tốc có quy định rất nghiêm ngặt về khoảng cách giữa các nút giap để đảm bảo được tốc độ thiết kế từ 80 đến 120 km/h. Cụ thể, theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5729 ban hành năm 2012) về đường ô tô cao tốc thì nên bố trí khoảng cách giữa các chỗ giao khác mức liên thông (tức là khoảng cách chỗ ra, vào đường cao tốc) từ 15-25km, riêng đối với đường cao tốc trong phạm vi xung quanh các thành phố lớn và các khu công nghiệp quan trọng thì khoảng cách này có thể bố trí từ 5-10km. Như vậy, mật độ nút giao của đường Vành đai 3 có đoạn cao gấp 2 lần mức tối thiểu theo tiêu chuẩn trên.

Thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho thấy, lượng xe cộ trên Vành đai 3 trên cao hiện cao gấp 8 lần so với thiết kế, với gần 125.000 lượt xe lưu thông mỗi ngày ở đường trên cao, trong khi đó thiết kế ban đầu của tuyến chỉ đáp ứng 15.000 xe/ngày đêm. Đặc biệt trong thời gian lễ, Tết, xe cộ tăng rất cao dẫn đến hạ tầng không thể đáp ứng nổi.

Tuyến đường Vành đai 3 trên cao có lượng phương tiện giao thông lớn là do nhu cầu vận tải liên tỉnh từ các tỉnh phía nam đi phía bắc, phía tây và ngược lại quá cảnh qua Hà Nội chủ yếu đều thông qua tuyến này. Đồng thời, việc phát triển đô thị cùng sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện cá nhân đã khiến Vành đai 3 Hà Nội dần trở thành tuyến đường đô thị, thay vì là đường cao tốc.

Trước tình trạng này, Hà Nội đã áp dụng nhiều giải pháp như điều hướng phân luồng từ xa, cấm hoặc hạn chế xe trọng tải lớn đi vào tuyến đường theo giờ. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao.

Với số nút giao dày đặc của đường Vành đai 3 cùng lượng phương tiện lớn đã khiến tuyến đường này thường xuyên ùn tắc. Tốc độ ngoài giờ cao điểm cũng thường chỉ đạt 50-60km/h.

Đường Vành đai 3 được đề xuất trong dự án quy hoạch của Hà Nội từ cuối những năm 1990. Quyết định số 945/CP-KTN ngày 13/8/1998 Thủ tướng Chính phủ đã đánh dấu mốc cho dự án này được chính thức thông qua.

Đoạn đầu tiên được xây dựng là khu vực Mai Dịch đến phía Bắc Hồ Linh Đàm, hay còn gọi là giai đoạn 1. Tuyến đường này dài khoảng 10,2km và bắt đầu xây dựng từ năm 2001, hoàn thiện vào năm 2009.

Tuyến đường tiếp theo là Cầu Thanh Trì dài khoảng 3.084km được bắt đầu xây dựng vào năm 2002 và hoàn thành vào năm 2007. Đường dẫn phía Bắc Cầu Thanh Trì tại Gia Lâm tiến hành vào năm 2005 và kết thúc vào năm 2009 với chiều dài 3.567km. Đoạn Cầu Phù Đổng 2 khởi công xây dựng vào năm 2008 và hoàn thành vào năm 2012.

Đoạn đường dẫn phía Nam cầu Thanh Trì cùng với cầu cạn Pháp Vân kéo dài đều được khởi công vào năm 2008 và hoàn thành năm 2010 với tổng chiều dài hơn 7.000km. Đoạn đường Mai Dịch - Bắc Hồ Linh Đàm, hay còn gọi là giai đoạn 2 được khởi công từ 2010 và hoàn thiện năm 2012 với chiều dài 8.527km. Các tuyến đường còn lại khởi công trong khoảng từ 2018 đến 2020.

Quốc Chiến

Theo Chất lượng và Cuộc sống