Xử lý triệt để những tồn tại, bất cập các "quy hoạch treo", "dự án treo", bảo đảm quyền lợi của người dân
Nhằm xử lý triệt để những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai công tác quy hoạch, hạn chế các “quy hoạch treo”, “dự án treo”, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng rà soát, tổng kết việc thi hành pháp luật về quy hoạch và xây dựng báo cáo Chính phủ.
Trên cơ sở báo cáo tổng kết của Bộ Xây dựng, Chính phủ có đề xuất Quốc hội, UBTVQH xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024 về dự án Luật điều chỉnh về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Đó là những thông tin trong báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về triển khai nội dung giám sát của Quốc hội về thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về lĩnh vực xây dựng.
Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nỗ lực triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ Quốc hội giao tại 02 Nghị quyết. Bộ Xây dựng (cơ quan trực tiếp trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XV) đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 75/2022/QH15; tổ chức thực hiện nghiêm túc, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung vào việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách ở các lĩnh vực: quy hoạch và quản lý phát triển đô thị; quản lý hoạt động xây dựng; quản lý nhà và thị trường bất động sản; công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ quy định pháp luật về xây dựng. Đến nay, các nhiệm vụ được giao trong các Nghị quyết đã được tập trung thực hiện cơ bản đúng hạn, có chất lượng, còn một số nhiệm vụ đang tiếp tục triển khai theo kế hoạch, đã và đang đem lại những chuyển biến tích cực đối với lĩnh vực xây dựng.
Ngày 29/9/2023, Chính phủ có báo cáo số 470/BC-CP gửi Quốc hội về thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát, chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 (lĩnh vực xây dựng).
Trong đó Chính phủ đã báo cáo nhóm nhiệm vụ về Rà soát, điều chỉnh, xử lý, thu hồi các "dự án treo", bảo đảm quyền lợi của người dân.
Để khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo” gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, trong đó đã quy định người dân được cấp phép xây dựng có thời hạn tại khu vực đã có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2019 về tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt, theo đó giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, thuộc các lĩnh vực quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị 31 Tại Công văn số 4358/VPCP-CN ngày 13/7/2022, Chính phủ đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi; rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”.
Cần kịp thời xử lý các vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch treo, dự án treo. (Ảnh minh họa) |
Nhằm xử lý triệt để những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai công tác quy hoạch, hạn chế các “Quy hoạch treo”, “dự án treo”, Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng rà soát, tổng kết việc thi hành pháp luật về quy hoạch theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây dựng năm 2014 và xây dựng báo cáo Chính phủ (Báo cáo số 05/BC-BXD ngày 17/01/2023). Trên cơ sở Báo cáo tổng kết của Bộ Xây dựng, Chính phủ đã có đề xuất Quốc hội, UBTVQH xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024 về dự án Luật điều chỉnh về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Trong thời gian xây dựng Luật điều chỉnh về quy hoạch đô thị và nông thôn, việc kiểm soát quy hoạch tại các địa phương vẫn cần phải thực hiện nghiêm túc. Cụ thể:
Chính quyền các địa phương cần:
1, Rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi dối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”,
2, Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, công khai quy hoạch và kế hoạch thực hiện theo đúng quy định;
3, Lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm, trong đó có lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị, hạ tầng đô thị;
4, Xây dựng chương trình phát triển đô thị, khu vực phát triển đô thị và kiểm soát chặt chẽ tốc độ, chất lượng phát triển đô thị;
5, Kịp thời xử lý các vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch;
6, Tăng cường việc giám sát của người dân, cơ quan dân cử, của Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng.
Các Bộ, ngành, các địa phương cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án nhằm phát huy hiệu quả, giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo đó việc thực hiện Nghị Quyết số 75/2022/QH15 ngày 15/11/2022 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khóa XV (lĩnh vực xây dựng).
Nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị, nông thôn, trong đó tập trung nghiên cứu xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn , Luật Quản lý phát triển đô thị.
Dự án Luật điều chỉnh về Quy hoạch đô thị và nông thôn
Cụ thể Chính phủ giao Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn nhằm bảo đảm quy hoạch đô thị gắn với quy hoạch nông thôn, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ pháp luật về quy hoạch, đảm bảo mục tiêu tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng như đảm bảo tính minh bạch, khả thi, thuận lợi trong tổ chức thực hiện; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát, giám sát việc thực hiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã triển khai rà soát, tổng kết tình hình thực hiện pháp luật về quy hoạch theo Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng, đã tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Hồ sơ đã được Bộ Tư pháp thẩm định, nghiên cứu tiếp thu, giải trình và hoàn thiện trình Chính phủ vào ngày 10/12/2022 để Chính phủ xem xét, đề nghị Quốc hội dưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Bộ Xây dựng đã có Báo cáo số 05/BC-BXD gửi Chính phủ về việc thực hiện rà soát, tổng kết việc thi hành pháp luật về quy hoạch theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây dựng năm 2014.
Theo đó, Chính phủ đã có Tờ trình số 47/TTr-CP trình Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2023 trong đó bao gồm dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Ngày 02/6/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn trong danh sách 09 dự án luật cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV).
Hiện tại, cơ quan chủ trì soạn thảo đang tích cực triển khai các bước tiếp theo để xây dựng dự án Luật.
Kế hoạch triển khai trong thời gian tới
Bộ Xây dựng – cơ quan chủ trì soạn thảo đã ban hành Kế hoạch nghiên cứu, xây dựng dự án Luật điều chỉnh về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Dự kiến thời gian tới sẽ triển khai nội dung công việc như sau:
- Tháng 11/2023, đăng tải dự thảo Luật trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và Chính phủ; lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, đối tượng chịu tác động theo quy định.
- Tháng 12/2023, hoàn thiện theo các ý kiến góp ý gửi về; gửi Bộ Tư pháp thẩm định Hồ sơ dự án Luật; xây dựng Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến cơ quan thẩm định; báo cáo Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng về các vấn đề khác (nếu có).
- Tháng 02/2024, trình Chính phủ dự thảo Luật; tiếp thu ý kiến của Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
- Tháng 5/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội cho ý kiến đối với Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn. -
Dự kiến tháng 5-10/2024, sẽ hoàn thiện việc tiếp thu, chỉnh lý Hồ sơ dự án Luật theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban chủ trì thẩm tra và gửi dự thảo Luật đến các đại biểu Quốc hội để thảo luận; phối hợp với Thường trực Ủy ban chủ trì thẩm tra trong việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
- Tháng 10/2024, trình dự thảo Luật và tiếp thu ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, trình Quốc hội thông qua.
Về dự án Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị
Chính phủ giao Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát, đề xuất xây dựng Dự án Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị.
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 6860/VPCP-PL thông báo chỉ đạo, trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát, thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Quản lý và phát triển đô thị trước ngày 01/11/2023.
Ảnh minh họa. |
Cụ thể, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã ban hành Kế hoạch xây dựng đề nghị và soạn thảo dự án Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị 32 (trong đó, đã xác định rõ quy trình các bước, các mốc thời gian theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật); Quyết định thành lập Tổ biên tập và Tổ công tác xây dựng Luật33; dã chủ động nghiên cứu xây dựng Hồ sơ đề xuất Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị; thực hiện rà soát khoảng 20 Luật liên quan đến quy hoạch, đất dai, đầu tư, đấu thầu, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, môi trường, giao thông, doanh nghiệp; 05 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, phân cấp đơn vị hành chính và nghị quyết đặc thù của một số địa phương, lĩnh vực; khoảng 90 Nghị định hướng dẫn luật và Nghị định sửa đổi, bổ sung; 11 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Tổ chức hội thảo, tọa đàm để xây dựng đề nghị Luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị.
Kế hoạch triển khai trong thời gian tới
- Trình Chính phủ thông qua Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật: tháng 10/2023.
- Chính phủ thông qua và gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để dự kiến Chương trình xây dựng Luật: trước 1/3/2024.
- Trình Quốc hội thông qua Luật: tháng 5/2025