Bí quyết đầu tư bất động sản nội đô sinh lời

“Tấc đất, tấc vàng” là câu nói khi nhắc đến giá trị của từng m2 đất tại các nội thành đô thị lớn, đặc biệt là đất Thủ đô. Chính vì lẽ đó, bất động sản (BĐS) nội đô luôn nằm trong tầm ngắm của những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn. Bởi nếu đầu tư đúng cách, cơ hội sinh lời sẽ rất “khủng”.

Vì tiềm năng sinh lời “khủng” mà BĐS nội đô luôn được các nhà đầu tư “nhòm ngó” nhưng không phải bất kỳ BĐS nội đô nào cũng giúp túi tiền chủ đầu tư “dày” lên. Hiểu được thị trường và có chiến lược rõ ràng là những điều mà các nhà đầu tư cần làm nếu có ý định kiếm lời từ BĐS nội đô.

Bí quyết đầu tư bất động sản nội đô sinh lời - Ảnh 1

“Nghịch lý” thị trường bất động sản nội đô

Các dự án lớn, công trình tỷ đô được ưu tiên phát triển là những yếu tố làm nên giá trị của từng m2 đất nội đô. Với lợi thế đó, Hà Nội thu hút hàng ngàn cư dân và nhà đầu tư “đổ về”, dẫn đến giá nhà ở đô thành luôn “ngất ngưỡng”.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, mặc dù giá căn hộ tại khu vực nội thành luôn ở mức cao nhưng tỷ lệ thanh khoản lại rất nhanh chóng. Báo cáo từ các tổ chức nghiên cứu bất động sản như Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, Savills,… nhấn mạnh, những dự án trong khu vực lõi nội thành luôn nhanh chóng hết hàng ngay từ thời điểm mở bán.

Lý giải “sức nóng” của những dự án trên, các chuyên gia cho rằng, quỹ đất hạn hẹp cộng với siết chặt quy định về quy hoạch, hạn chế xây dựng nhà cao tầng đã khiến nguồn cung bất động sản tại khu vực nội đô ngày càng hạn chế, trong tương lai, con số dự án sẽ trở nên “nhỏ giọt” và dẫn tới “cạn kiệt”. Điều này lý giải tình trạng nguồn cung và nguồn cầu trên thị trường nhà ở trung tâm luôn lệch pha.

Dù hiện tại, Hà Nội đã có quy hoạch mở rộng về ngoại ô nhưng tâm lý của người dân vẫn chuộng nhà ở tại trung tâm bởi giao thông thuận lợi cũng như dễ dàng kết nối với các tiện ích: trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện…

Bí quyết đầu tư bất động sản nội đô sinh lời - Ảnh 2

Tiềm năng sinh lời “ khủng” khi đầu tư BĐS tại Hà Nội

“Bí quyết” để đầu tư BĐS nội đô sinh lời?

Đầu tư vào mua – bán và cải tạo BĐS là phương thức có độ rủi ro thấp mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia được. Với phương thức này nhà đầu tư không cần phải chi trả số tiền quá lớn nhưng vẫn có thể đem lại lợi nhuận liền tay khi mua và bán lại căn nhà cũ cho người khác. Nếu muốn bán được giá “hời” hơn có thể tăng giá trị cho căn nhà bằng việc sữa chữa, bố trí lại làm căn nhà trở nên như mới. Tuy nhiên để có được lợi nhuận tốt nhất các nhà đầu tư thì cần chú ý các thời điểm vàng nếu không số tiền mua BĐS ban đầu và chi phí cải tạo sẽ trở thành khoản đầu tư thua lỗ.

Đầu tư vào mua nhà ở kết hợp cho thuê diễn ra khá phổ biến tại các khu đô thị lớn, nơi dòng người đổ về học tập và làm việc vì thế nhu cầu tìm nhà ở, phòng trọ chưa bao giờ là hết “hot”. Vì thế khi mua BĐS nhà ở các nhà đầu tư cho người khác thuê lại để kinh doanh hoặc để ở. Hoặc các nhà đầu tư có thể tận dùng nhà để kết hợp cho thuê lại các phòng khác trong nhà bằng các hợp đồng thuê có kỳ hạn từ 1 năm. Với hai cách làm trên tuy không đem lại khoản tiền lớn “ngay tức thì” nhưng đảm bảo tạo ra dòng tiền chảy vào túi bạn một cách ổn định.

Đầu tư vào các dự án BĐS tại nội đô đem lại khoản sinh lời lớn cho những nhà đầu tư. Đây là phương thức đầu tư vào các dự án xây dựng căn hộ hay khu đô thị được cấp giấy phép từ chính quyền và thi công từ các đơn vị trúng thầu. Giá trị kinh tế từ các dự án BĐS đem lại rất lớn vì thế thu hút không ít các các nhà đầu tư trong giới. Nhưng phương thức này chỉ dành cho những nhà đầu tư “ chắc tay” có tiềm lực tài chính “khủng”, có kinh nghiệm lâu năm bởi rủi ro “mất trắng” từ các dự án BĐS cũng rất cao.

Đầu tư vào BĐS kinh doanh là một dạng đầu tư mua BĐS và cải tạo làm tăng giá trị BĐS để kinh doanh. Các loại hình kinh doanh thường được như quán nước, quán ăn, cửa hàng quần áo, phụ kiện… Mặc dù tiềm năng phát triển kinh doanh tại nội đô là rất lớn vì con người và nhu cầu tại khu vực đô thành rất đa dạng nhưng phương thức này đem lại một số rủi ro vì phụ thuộc vào thị trường và khách hàng.

Vì thế, nếu cơ sở kinh doanh buôn bán tốt thì sẽ tạo ra sinh lời cho nhà đầu tư và ngược lại, nếu kinh doanh kém thì sẽ dẫn đến thu lỗ. Cho nên nếu muốn lựa chọn phương thức này nhà đầu tư không chỉ cần có kiến thức BĐS mà còn đòi hỏi khả năng kinh doanh nếu không muốn “lỗ đậm” từ  khoản đầu tư ban đầu lẫn chi phí cải tạo và đầu tư kinh doanh.

Kiều Linh

Theo Kinh doanh và phát triển