Chiến lược đầu tư chứng khoán tuần 31/5.2021 - 4/6/2021

VN-Index ghi nhận tuần hồi phục tăng điểm thứ 4 liên tiếp và chính thức vượt khỏi ngưỡng 1.300 một cách thuyết phục với thanh khoản được cải thiện. Tiếp nối đà hồi phục từ tuần trước đó, lực cầu tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường, giúp chỉ số này dễ dàng vượt qua mốc 1.290 điểm trong phiên thứ hai đầu tuần (24/5).

VN-Index ghi nhận tuần hồi phục tăng điểm thứ 4 liên tiếp và chính thức vượt khỏi ngưỡng 1.300 một cách thuyết phục với thanh khoản được cải thiện. Tiếp nối đà hồi phục từ tuần trước đó, lực cầu tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường, giúp chỉ số này dễ dàng vượt qua mốc 1.290 điểm trong phiên thứ hai đầu tuần (24/5), sau đó giữ xu hướng tăng này cho đến hết ngày thứ tư (26/5) và chỉ điều chỉnh giảm sau khi chạm mốc 1.320 điểm vào phiên thứ năm (27/5). Dòng tiền trên thị trường sau đó trở nên dồi dào hơn và lan tỏa ra hầu hết các cổ phiếu trong rổ chỉ số VN30 với đà tăng tích cực của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB, BID, VNM…, giúp cho chỉ số quay trở lại xu hướng tăng trong phiên cuối tuần (28/5) và vượt mốc 1.320 dù đà tăng có phần giảm tốc cuối phiên. Thanh khoản thị trường tiếp tục ở mức cao cả về giá trị và khối lượng giao dịch. Đóng cửa tuần, VN-Index tăng 36.53 điểm lên mức 1.320,46 (tăng 2.85% so với tuần trước), trong khi HNX-Index bứt phá lên mức 310,46 (tăng 4.18% so với tuần trước).

Đà đi lên của VN-Index vẫn đang rất mạnh mẽ sau khi vượt ngưỡng 1.300 đi kèm khối lượng giao dịch tăng khá mạnh. Triển vọng kinh doanh khả quan của các nhóm ngành chủ chốt đang dẫn dắt đà đi lên của chỉ số nhiều khả năng sẽ là động lực hỗ trợ giúp củng cố thêm niềm tin của nhà đầu tư trong thời gian tới. VCBS cho rằng dòng tiền sẽ tiếp tục tìm đến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và lan tỏa ra một số cổ phiếu vốn hóa trung bình với triển vọng tăng trưởng khả quan trong nửa cuối năm 2021, theo đó nhà đầu tư có thể cân nhắc chốt lời một phần các cổ phiếu “trụ” đã đạt được lợi nhuận kỳ vọng và chuyển một phần sang các cổ phiếu vốn hóa trung bình thuộc những nhóm ngành hiện đang thu hút được sự chú ý của dòng tiền như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm,…

Một số tin tức đáng chú ý bao gồm Báo cáo từ UBND TP Hà Nội, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Thành phố tháng 5 tăng 1,8% so với tháng 4 và tăng 5,1% so với tháng 5/2020 (cùng kỳ tăng 1,5%). Lũy kế 5 tháng đầu năm tăng 9,4% (cùng kỳ tăng 2,6%). Tiếp theo, triển vọng xếp hạng tín nhiệm giúp Việt Nam có nhiều lợi thế hơn để thu hút FDI. Nhận định về tình hình thu hút FDI, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho biết, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn hàng đầu đối với nhà đầu tư, kinh doanh quốc tế và thực sự đang có làn sóng dịch chuyển các chuỗi cung ứng sang Việt Nam. "Sự ổn định về chính trị xã hội, khả năng kiềm chế dịch bệnh, khả năng chống chịu cao của nền kinh tế, nhất là những cơ hội mở cửa thị trường rất lớn của Việt Nam thông qua việc triển khai các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA, đang mở ra không gian lớn về thị trường cho nền kinh tế Việt Nam. Đấy là điểm vô cùng hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài", Chủ tịch VCCI nói.

Về kỹ thuật, VN-Index (đồ thị tuần) ghi nhận một nến tăng điểm mạnh và kết thúc tuần trên 1.300 điểm đi cùng thanh khoản tăng khá mạnh so với tuần trước. Chỉ số đang gặp phải áp lực điều chỉnh giảm khá lớn sau một xu hướng tăng khá mạnh và nhiều khả năng sẽ có thêm những phiên “rung lắc” để kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.300 điểm trong tuần sau. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất: 1.300 điểm.

HNX Index (đồ thị tuần) diễn biến tương tự VN-Index. Xu hướng đi lên vẫn đang là chủ đạo nhưng đà tăng đã bắt đầu giảm tốc và chỉ số nhiều khả năng sẽ ghi nhận những nhịp rung lắc mạnh hơn trong tuần sau. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất: 270 điểm  
HNX Index (đồ thị tuần) diễn biến tương tự VN-Index. Xu hướng đi lên vẫn đang là chủ đạo nhưng đà tăng đã bắt đầu giảm tốc và chỉ số nhiều khả năng sẽ ghi nhận những nhịp rung lắc mạnh hơn trong tuần sau. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất: 270 điểm  

Các cổ phiếu cần quan tâm theo đánh giá của TCBS

VPB: Việc SMBC thúc đẩy thương vụ thoái vốn khỏi EIB và VPB khóa room ngoại xuống 15% cho thấy khả năng cao thương vụ phát hành thêm cổ phiếu cho đối tác nước ngoài sẽ được thực hiện ngay trong năm nay. Ngoài ra chúng tôi kỳ vọng hạch toán khoản thu từ FE Credit lên báo cáo sẽ làm tăng đáng kể giá trị sổ sách của VPB. Định giá ước tính hệ số dự phóng P/B forward 2021 sẽ ở mức 1.8 – 1.9x, khá hấp dẫn cho một ngân hàng dẫn đầu và đang được cổ đông nước ngoài quan tâm như VPB.

NT2: Quý 1/2021, doanh thu đạt 1.650 tỷ đồng (giảm 4% so với cùng kỳ năm trước), lợi nhuận sau thuế đạt 115 tỷ đồng (giảm 36% so với cùng kỳ nămt rước), chủ yếu do mặt bằng giá điện suy giảm và giá khí nguyên liệu gia tăng. Dự kiến năm 2021 hoạt động kinh doanh sẽ gặp khó khăn do nguồn năng lượng tái tạo gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường điện và và mặt bằng giá khí nguyên liệu tăng cao (theo kế hoạch +20% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, Công ty có tình hình tài chính lành mạnh, trả cổ tức tiền mặt đều đặn ở mức cao với tỷ suất khoảng 8%, phù hợp với nhà đầu tư theo trường phái phòng thủ.

VPI: Công ty có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai nhờ quỹ đất lớn (khoảng 700 ha phân bổ rộng khắp các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa…) Dự kiến trong năm 2021 sẽ mở bán dự án tại Sầm Sơn, Thanh Hóa có thể đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Tình hình tài chính lành mạnh khi công ty tích cực mua lại các khoản trái phiếu đã phát hành.

Minh Châu

Theo Doanh nghiệp Việt Nam