Cổ phiếu BĐS phân hóa trở lại trong phiên 21/7, nhóm Vingroup đỡ chỉ số
Thị trường biến động giằng co rung lắc trong phiên 21/7 trước sự phân hóa mạnh ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Thanh khoản thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh so với các phiên trước đó.
Sau phiên giao dịch có phần hưng phấn hôm 20/7, thị trường tiếp tục biến động tích cực ở đầu phiên 21/7. Khoảng thời gian đầu phiên này, các chỉ số đồng loạt tăng tăng điểm khi sắc xanh bao trùm lên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Tuy nhiên, đà tăng của các chỉ số không còn quá mạnh khi sự phân hóa dần diễn ra rõ nét hơn. Thanh khoản thị trường cũng tiếp tục giảm so với phiên trước cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa thực sự quay trở lại.
Sau giờ nghỉ trưa, áp lực trở nên mạnh hơn và điều này khiến đà tăng của các chỉ số dần bị thu hẹp. Thậm chí VN-Index và HNX-Index còn đảo chiều và giảm nhẹ vào cuối phiên khi sắc đỏ ở nhóm vốn hóa lớn có phần chiếm ưu thế hơn.
Trong đó, các mã như GVR, GAS, HPG, MSN… đồng loạt giảm giá và gây áp lực lớn lên các chỉ số. GVR giảm 1,9%, GAS giảm 1,7%, HPG giảm 1,2%... Nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán cũng biến động theo chiều hương tiêu cực sau một phiên bứt phá hôm trước đó. Các mã như HCM, VCI, HDB, SHB, VCB, CTG… đều giảm khá sâu. Trong đó, HDB mất đến 3,6%, HCM giảm 2,9%, SSI giảm 2,3%, VIB giảm 2,1%, VCB giảm 1,2%.
Bên cạnh đó, các mã như HDG, DXS, LHG, IDV, DXG… cũng đồng loạt tăng giá tương đối mạnh. HDG tăng 4,9% lên 51.600 đồng/cp. DXS tăng 4,6% lên 29.300 đồng/cp, mức giá này của DXS vẫn thấp hơn so với mức giá tham chiếu chào sàn HoSE hôm 15/7 là 32.000 đồng/cp.
LHG tăng 3,9% lên 49.200 đồng/cp. Công ty này mới công bố BCTC quý II/2021 với doanh thu thuần 555,6 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế gấp 4,6 lần đạt 217,6 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu của LHG, doanh thu cho thuê lại đất khu công nghiệp tăng 374 tỷ đồng; doanh thu cho thuê nhà xưởng, khu lưu trú, trung tâm thương mại và các hoạt động khác cũng tăng 7 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận 665,8 tỷ đồng doanh thu và 250,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 72% và 126% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt 55% kế hoạch lợi nhuận năm.
Ở chiều ngược lại, sắc đỏ cũng bao trùm lên hàng loạt cổ phiếu bất động sản khác nhưng số mã giảm trên 2% là tương đối ít. CEO và AMD là 2 mã bất động sản thanh khoản cao có mức giảm giá trên 2%. Bên cạnh đó, HQC giảm 1,9%, IJC giảm 1,8%, FLC giảm 1,4%, DIG giảm 1,3%.
LDG giảm 1% xuống 5.730 đồng/cp. Theo BCTC quý II/2021, LDG đạt 90,3 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm tới 77% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt hơn 715 triệu đồng, giảm 30%. Lũy kế 6 tháng, LDG đạt 127,3 tỷ đồng doanh thu thuần và 1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 72% và 58% cùng kỳ. Như vậy công ty chỉ hoàn thành vỏn vẹn 8% kế hoạch doanh thu và 0,3% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 6 tháng.
Đối với nhóm bất động sản vốn hóa lớn, sự phân hóa cũng diễn ra mạnh, trong đó, cả 3 cổ phiếu họ Vingroup là VIC, VHM và VRE đều tăng giá tốt và góp phần giúp VN-Index không bị giảm quá sâu. Trong đó, VIC tăng 1% lên 203.800 đồng/cp, VHM tăng 1,3% lên 108.000 đồng/cp, còn VRE tăng 2,6% lên 27.400 đồng/cp. Bên cạnh đó, THD tiếp tục tăng 0,5% lên 203.800 đồng/cp. Trong khi đó, 3 mã bất động sản lớn còn lại gồm NVL, PDR và BCM đều giảm giá. BCM giảm sâu 2,2% xuống 39.200 đồng/cp.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 2,5 điểm (-0,2%) xuống còn 1.270,79 điểm. Toàn sàn có 188 mã tăng, 171 mã giảm và 64 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,31 điểm (-0,1%) xuống 300,8 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng, 99 mã giảm và 173 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,61 điểm (0,73%) lên 84,3 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm mạnh với giá trị khớp lệnh đạt chỉ 14.700 tỷ đồng, giảm 24% so với phiên trước.
Chiều ngược lại, VHM được mua ròng mạnh nhất với 76,5 tỷ đồng. VRE đứng sau với giá trị mua ròng là 58 tỷ đồng. Bên cạnh 2 mã nói trên, DXG cũng là mã bất động sản được khối ngoại mua ròng mạnh với 8 tỷ đồng.
Theo phân tích của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), VN-Index giảm điểm nhẹ với thanh khoản khớp lệnh cũng suy giảm và thấp hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy áp lực bán là không mạnh, một bộ phận nhà đầu tư vẫn đang tiếp tục đứng ngoài quan sát thị trường. Khối ngoại bán ròng theo hình thức khớp lệnh với khoảng 250 tỷ đồng trên hai sàn cũng khiến giao dịch trở nên tiêu cực hơn.
Trên góc nhìn phân tích kỹ thuật, thị trường đang trong nhịp hồi phục sau đợt giảm mạnh nên thanh khoản thấp là điều khá bình thường. Dự báo, trong phiên 22/7, thị trường có thể sẽ hồi phục trở lại với target là ngưỡng kháng cự vừa mang tính tâm lý lẫn kỹ thuật quanh 1.300 điểm. Thị trường có thể sẽ hồi phục trở lại với target là ngưỡng kháng cự vừa mang tính tâm lý lẫn kỹ thuật quanh 1.300 điểm./.