Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (25/9): CTD, QNS và GEG
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu QNS với giá mục tiêu 56.800 đồng/cổ phiếu dựa trên triển vọng tích cực của ngành đường, giá nguyên vật liệu hạ nhiệt và cơ cấu tài chính lành mạnh, khiến doanh nghiệp ít chịu áp lực về lãi suất so với các doanh nghiệp cùng ngành trong bối cảnh lãi suất tăng cao.
CTD: MASVN khuyến nghị mua với giá mục tiêu 88.300 đồng/cổ phiếu
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons lần lượt đạt 5.195 tỷ đồng (tăng 1,5% so với cùng kỳ) và 5,4 tỷ đồng (giảm 94%).
Theo Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do CTD phải trích lập dựphòng khoản phải thu 242 tỷ trong quý II cho một dự án của Công ty TNHH Đầu tư BĐS Ngôi Sao Việt (qua đó trích lập 100% cho khoản phải thu này), khiến lợi nhuận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.
Ngược lại, hiệu quả từ thu nhập tài chính tăng mạnh đạt 227 tỷ đồng (tăng 97,4% yoy) khi CTD xây dựng danh mục đầu tư bao gồm tiền gởi ngân hàng kỳ hạn từ 1 – 12 tháng và trái phiếu.
MASVN dự phóng CTD tăng trưởng doanh thu ở mức 15% và biên lợi nhuận gộp ở mức 5,5%. Thêm vào đó, việc thay đổi cấu trúc tài chính (tăng nợ vay, đầu tư trái phiếu…) khiến thu nhập tài chính dần trở thành một nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng đáng kể cho CTD trong 2 năm tới.
Tính đến cuối quý II, CTD đã thúng thầu khoảng 39 dự án với giá trị khoảng 16.000 tỷ đồng. Một số dự án tiêu biểu là Six sense, Nova World Phan Thiết – PK4K, Ecopark CT06, Vinhomes quận 9 phân khu 3,…
MASVN khuyến nghị mua cổ phiếu CTD với giá mục tiêu 88.300 đồng/cổ phiếu dựa theo phương pháp chiết khấu dầu dòng tiền. Các công ty xây dựng gặp nhiều khó khăn do tín dụng cho thị trường bất động sản đang bị kiểm soát chặt, năng lực tài chính của các chủ đầu tư suy giảm khiến một số khoản phải thu có thể tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. MASVN giảm hệ số EV/EBITDA về mức thận trọng là 1,5x.
GEG: PHS khuyến nghị mua với giá mục tiêu 28.900 đồng/cổ phiếu
Trong nửa đầu năm 2022, doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (HoSE: GEG) tăng mạnh lên 1.075.8 tỷ đồng (tăng 72% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 213 tỷ đồng (tăng 42% YoY). Theo Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS), sự tăng trưởng mạnh của doanh thu thuần đến từ sự xuất hiện của 3 nhà máy điện gió mới từ cuối năm 2021, với tổng công suất lên đến 130MW cùng chính sách khuyến khích đặc biệt (hưởng giá FIT từ 8,5 – 9,8 Uscents/kWh)
PHS kỳ vọng doanh thu thuần của GEG sẽ tăng đáng kể trong năm 2022. Theo đó, doanh thu thuần có thể đạt 2.208 tỷ đồng (tăng 60% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 420 tỷ đồng (tăng 29% YoY).
Theo PHS, kể từ quý I/2022, biên lợi nhuận gộp đã suy giảm do xuất hiện thêm chi phí khấu hao khi các nhà máy điện mới đã hoàn thành vào cuối năm 2021. Ngoài ra, biên lợi nhuận ròng cũng bị bào mòn do chi phí lãi vay tăng vọt (tăng 70% YoY), do nợ vay đã tăng đáng kể (tăng 44%) để tài trợ cho các dự án điện đang triển khai.
PHS cho rằng biên lợi nhuận gộp và Biên lợi nhuận ròng sẽ lần lượt giảm xuống 53% và 19% trong năm tài chính 2022.
GEG hiện đang đẩy nhanh việc phát triển 2 nhà máy điện gió mới là Tân Phú Đông 1 và VPL2 với tổng công suất 130MW trong năm 2022 và 2023, dự kiến tăng gấp đôi công suất điện gió hiện tại sau khi hoàn thành và dự kiến đóng góp hơn 670 tỷ đồng vào tổng doanh thu thuần vào năm 2024 theo dự báo của MASVN
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu GEG là 28.900 đồng/cổ phiếu. Công ty chứng khoán này đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 44%.
Định giá của PHS đã bao gồm 2 nhà máy điện gió sắp tới với tổng công suất 130 MW nhưng chưa tính đến dự án điện mặt trời Đức Huệ 2 với công suất 49 MWp do sự không chắc chắn liên quan đến chính sách khuyến khích phát triển năng lượng mặt trời, vì dự thảo mới nhất của Quy hoạch điện 8 cho thấy sẽ không phát triển thêm loại hình năng lượng này đến năm 2030.
QNS: BSC khuyến nghị mua với gia mục tiêu 56.800 đồng/cổ phiếu
Trong nửa đầu năm2022, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (HoSE: QNS) ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.015 tỷ VNĐ (tăng trưởng 10% yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 541 tỷ đồng (tăng 4% yoy). Kết quả này lần lượt hoàn thành 52% và 54% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.
Theo Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), doanh thu mảng sữa đậu nành của QNS tăng 12%YoY nhờ sản lượng kinh doanh tăng 7% YoY và giá bán tăng sấp xỉ 5%. Biên lợi nhuận gộp của mảng sữa đậu nành giảm 1,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ, do mức tăng giá bán chỉ đủ bù đắp một phần mức tăng của chi phí nguyên vật liệu (tăng 25 - 28%YoY).
Doanh thu mảng đường (giảm 3%YoY) do thị trường trầm lắng khiến sản lượng tiêu thụ giảm hai chữ số, tuy nhiên BSC đánh giá với lượng tồn kho lớn, QNS sẽ nằm bắt được cơ hội sự kiện bộ công thương thông qua quyết định áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu từ 5 nước Asian, làm sản lượng nhập khẩu đường giảm.
Biên lợi nhuận sau thuế của QNS trong nửa 2022 giảm từ 14,2% xuống còn 13,5% do nhà máy Vinasoy Bắc Ninh hết giai đoạn được ưu đãi thuế suất.
BSC kì vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của QNS năm 2022 lần lượt đạt 8.147 tỷ đồng (tăng 11%) và 1.352 tỷ đồng (tăng 8%). Động lực tăng trưởng doanh thu chủ yếu đến từ doanh thu mảng đường tăng 14% và doanh thu mảng sữa đậu nành tăng 9%.
Trong nửa cuối năm 2022, BSC dự phóng biên lợi nhuận gộp của QNS sẽ được cải thiện nhờ giá đường nội địa được hỗ trợ từ quyết định 1514/QĐ-BCT ngày 1/8/2022, mảng sữa đậu nành tăng giá bán và giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm.
Năm 2023, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 8.950 tỷ đồng (tăng 10% so với mức thực hiện năm 2022) và 1.527 tỷ đồng (tăng 13%) chủ yếu đến từ mảng đường được hỗ trợ cả về giá và hiệu suất hoạt động của nhà máy đường RE tăng từ 8% CS (2022) lên 13% CS (2023). Biên lợi nhuận gộp của mảng sữa đậu nành được cải thiện từ 39,7% lên 41% nhờ xu hướng giảm của giá nguyên vật liệu.
BSC khuyến nghị mua cổ phiếu QNS với giá mục tiêu 56.800 đồng/cổ phiếu dựa trên triển vọng tích cực của ngành đường, giá nguyên vật liệu hạ nhiệt và cơ cấu tài chính lành mạnh, khiến doanh nghiệp ít chịu áp lực về lãi suất so với các doanh nghiệp cùng ngành trong bối cảnh lãi suất tăng cao.