Động lực mới, cơ hội, thách thức từ Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan
Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và có hiệu lực đồng thời từ ngày 1/8/2024 đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Với phương châm trở thành bạn đồng hành của doanh nghiệp, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD và Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội – HBA, tổ chức Hội thảo “Động lực mới, cơ hội, thách thức từ Luật đất đai 2024 và các Luật liên quan”.
Sự kiện có sự góp mặt của hơn 250 khách mời là đại diện các Bộ, ban, ngành, các chuyên gia uy tín trong và ngoài nước, lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản và nhiều định chế tài chính như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư…
Tại hội thảo, các chuyên gia cùng lãnh đạo các bộ ban ngành sẽ cập nhật những thay đổi, điều chỉnh quan yếu về cơ chế, chính sách mới có tác động sâu sắc đến nền kinh tế. Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia trao đổi, đóng góp ý kiến làm cơ sở cho nhà quản lý tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, ách tắc, khơi thông thị trường bất động sản.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho biết, đứng ở góc độ đại diện cho nhóm đối tượng phải chịu tác động của các Luật mà Quốc hội mới thông qua là doanh nghiệp và người dân. Với những tác động tích cực của 3 bộ Luật mới tới thị trường bất động sản.
Đối với đất nông nghiệp, Luật Đất đai 2024 cho phép mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần thay vì 10 lần như Luật Đất đai 2013 quy định. Đặc biệt, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa quá hạn mức (tối đa là 3ha hoặc 2ha tùy tỉnh thành) thì phải thành lập tổ chức kinh tế, có phương án sử dụng đất trồng lúa và được UBND cấp huyện phê duyệt.
Ngoài ra, các quy định mới về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được sửa đổi theo hướng rõ ràng và minh bạch hơn. Nếu như trước đây, rất nhiều người mua nhà phải vất vả, thậm chí phải "xin" để được cấp giấy chứng nhận thì trong Luật Đất đai 2024, trách nhiệm này thuộc về nhà nước. Theo đó, Nhà nước phải cấp giấy chứng nhận cho người dân thuộc diện được cấp giấy chứng nhận.
Với quy định bảng giá đất mới, giá đất được tính theo nguyên tắc thị trường, hạn chế động lực đầu cơ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững khi chi phí chuyển nhượng, thuế,... tăng cao. Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2024 cũng hướng đến quyền lợi của người mua nhà khi chính thức cấp chứng nhận quyền sở hữu cho đất chưa có sổ từ sau năm 2014.
Đối với Luật Nhà ở 2023, Luật đã được sửa đổi theo hướng mở rộng đối tượng được đầu tư nhà ở xã hội (gồm cả Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) và cả đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội. Thông qua đó, phát triển nguồn cung nhà ở xã hội, hỗ trợ người có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận các dự án nhà ở giá phù hợp và các chương trình vay vốn ưu đãi.
Cụ thể, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung thêm các ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở xã hội như giao UBND tỉnh, thành phố bố trí đất để phát triển nhà ở xã hội, khắc phục thực trạng thiếu quỹ đất để phát triển phân khúc này trong thời gian qua. Cho phép doanh nghiệp phát triển dự án được lựa chọn bố trí quỹ đất đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án nhà ở thương mại phát triển hoặc ở khu vực khác hoặc trả tiền tương đương.
Theo những quy định mới, ngoài khoản lợi nhuận tối đa 10%, chủ đầu tư dự án còn có thể có thêm khoản lợi nhuận từ phần diện tích công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại, chiếm 20% diện tích phát triển dự án. Đồng thời, Luật có tiêu chuẩn mới về thiết kế, xây dựng và quản lý nhà ở được nâng cao, đảm bảo an toàn và chất lượng sống cho người mua...
Các diễn giả đã tập trung phân tích, làm rõ những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai 2024 và nhận diện khó khăn, áp lực phải đối mặt, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm nắm bắt cơ hội, tháo gỡ các vướng mắc, khơi thông thị trường bất động sản trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và có hiệu lực đồng thời từ ngày 1/8/2024 đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Hơn thế, luật khi đi vào thực tế được kỳ vọng tác động tích cực, tạo “cú hích” thúc đẩy sự hồi phục của thị trường và tạo nền tảng pháp lý để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.
Để các đạo luật quan trọng này sớm đi vào cuộc sống và được thực thi một cách hiệu quả thì yêu cầu quan trọng nhất là các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn dưới luật phải bảo đảm đầy đủ, chất lượng, chi tiết, cụ thể tránh tình trạng chồng chéo, vận dụng sai luật.
Luật Đất đai 2024 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới và nội tại nền kinh tế đang đối mặt với nhiều bài toán khó khăn trên nhiều lĩnh vực, để tháo gỡ được hết các vướng mắc của thị trường bất động sản hiện nay thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Ban, Bộ, ngành, địa phương.