Động thái lạ của loạt 'sếp lớn' khi giá cổ phiếu thép liên tục tăng nhiệt
Giữa lúc đà tăng của cổ phiếu thép như cổ phiếu HPG, HSG, NKG, TLH vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", tiếp tục xô đổ loạt mốc mới, các Chủ tịch vẫn 'trung thành' nắm giữ cổ phiếu mặc cho 'các tướng' thi nhau bán chốt lời.
Giá cổ phiếu lập đỉnh, CEO của Tập đoàn Nam Kim bán chốt lời, con gái Chủ tịch Thép Tiến Lên mua vào
Ông Võ Hoàng Vũ, Tổng Giám đốc CTCP Thép Nam Kim (HoSE: NKG) vừa bán thành công 15 triệu cổ phiếu NKG từ ngày 27/9 đến 25/10 theo phương thức thỏa thuận. Thời gian giao dịch từ ngày 27/9-6/10 theo phương thức thỏa thuận.
Sau khi bán ra, ông Vũ còn lại 7,8 triệu đơn vị NKG, tương đương 3,58% vốn điều lệ của công ty thép này và chính thức "rời ghế" cổ đông lớn tại Thép Nam Kim.
Ngày 6/10, NKG lập đỉnh lịch sử 48.300 đồng/cp. Tạm tính theo mức giá này, ông Vũ đã thu về số tiền khủng khoảng 724 tỷ đồng.
Trước đó hồi tháng 8/2021, bà Nguyễn Thị Ngọc Liên, Phó Tổng Giám đốc Thép Nam Kim đã hoàn tất bán ra 250.000 cổ phiếu NKG, giảm tỷ lệ sở hữu về còn 0,06% vốn (116 nghìn cổ phần).
Tại thị trường chứng khoán, đà tăng của cổ phiếu NKG hiện vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tiếp tục lao lên các mốc mới. So với đầu năm 2021, thị giá cổ phiếu NKG đã tăng khoảng 280%.
Tương tự, tại Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã: TLH), thị giá cổ phiếu liên tục phá đỉnh, tăng gấp 3 lần từ đầu năm 2021 đến nay. Vì vậy, người nhà lãnh đạo là Bà Phạm Thị Thu Hà, mẹ ông Nguyễn Vũ Hồng Anh – Thành viên HĐQT Tập đoàn Thép Tiến Lên đưa toàn bộ gần 2,27 triệu cổ phiếu TLH ra bán (tỷ lệ 2,22%) để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.
Giao dịch dự kiến thực hiện từ 20/9 đến 19/10/2021 theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Hiện ông Trung đang sở hữu gần 3 triệu cổ phiếu TLH (tỷ lệ 2,92%).
Ở một diễn biến khác, giữa tháng 8/2021, bà Nguyễn Ngọc Phượng - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc thường trực TLH (con gái Chủ tịch Thép Tiến Lên) đã mua vào thành công hơn 5 triệu cổ phiếu TLH khi thị giá đã tăng 150% so với đầu năm, chi khoảng hơn 91,7 tỷ đồng.
Trước giao dịch, Phó Chủ tịch không sở hữu bất kỳ cổ phiếu TLH nào. Hiện bà Phượng đã nắm giữ 5,05% vốn điều lệ công ty và chính thức trở thành cổ đông lớn tại TLH.
Khi giá cổ phiếu liên tục lập đỉnh, ‘sếp lớn’ của Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG) vẫn chưa có động thái giao dịch gì từ đầu năm đến nay, trong khi đó cổ đông ngoại đã bán chốt lời.
Cụ thể, hiện Chủ tịch Trần Đình Long là cổ đông lớn nhất tại Hòa Phát với hơn 1,166 tỷ cổ phiếu HPG, tương đương 26,08% vốn điều lệ công ty. Với đà tăng của cổ phiếu HPG lên mốc 56.000 đồng/cp đã đưa khối tài sản của Chủ tịch Trần Đình Long tăng mạnh lên khoảng 64.700 tỷ đồng.
Ngoài ra, bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Long) cũng đang nắm 328,1 triệu cổ phiếu HPG, tương đương 7,34%. Gia đình Chủ tịch Trần Đình Long còn sở hữu 2,1 triệu cổ phiếu HPG, thông qua Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Đại Phong, nơi ông Trần Vũ Minh là giám đốc.
Như vậy, tổng sở hữu của gia đình Chủ tịch Long tại Hòa Phát hiện đã ở mức trên 1,566 tỷ cổ phiếu, tương đương 35,02% vốn điều lệ công ty. Dù cổ phiếu lập đỉnh nhưng phía ‘người thân’ và Chủ tịch Trần Đình Long vẫn không có động thái chốt lời, vẫn nắm trọn số cổ phần này.
Trong 1 tuần trở lại đây, Hoà Phát giao dịch bình quân hơn 30 triệu cổ phiếu/phiên, với giá trị giao dịch bình quân hơn 1.800 tỷ đồng/phiên.
Trước đó, trong phiên giao dịch 30/09, năm thành viên trong nhóm cổ đông lớn - Amersham Industries Limited của Tập đoàn Hòa Phát đã bán ra tổng cộng hơn 3,3 triệu cổ phiếu.
Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông lớn này đã giảm từ 6,06% (271,2 triệu cổ phiếu) xuống còn 5,99% (267,9 triệu cổ phiếu). Chiếu theo giá đóng cửa phiên 30/09 ở mức 52.900 đồng/cp, ước tính tổng giá trị giao dịch đạt hơn 175 tỷ đồng.
Có thể thấy, cổ đông ngoại của HPG có động thái thoái bớt cổ phiếu trong bối cảnh giá cổ phiếu HPG đã phục hồi tích cực sau đợt điều chỉnh đầu tháng 6 đến giữa tháng 7/2021.
Cách đây 2 tháng, khi giá cổ phiếu HPG đang điều chỉnh, con trai Chủ tịch Trần Đình Long đã mua thành công 5 triệu cổ phiếu, ước tính chi gần 235 tỷ đồng.
Chẳng hạn, Phó Chủ tịch Doãn Gia Cường bán thỏa thuận 24 triệu cổ phiếu cho Chủ tịch Trần Đình Long. Phó Chủ tịch Nguyễn Mạnh Tuấn bán 12 triệu cổ phiếu cho hai người con. Phó Chủ tịch Trần Tuấn Dương bán 12 triệu cổ phiếu cùng lúc ba người con mua vào 12 triệu đơn vị.
Tương tự như Chủ tịch Trần Đình Long, cổ phiếu lập đỉnh mới nhưng Chủ tịch Lê Phước Vũ của Tập đoàn Hoa Sen (mã: HSG) vẫn nắm giữ số cổ phiếu.
Cụ thể, ông Lê Phước Vũ hiện đang nắm giữ trực tiếp và gián tiếp hơn 90 triệu cổ phiếu HSG, với đà tăng ấn tượng đạt mốc 48.650 đồng/cp ngày 6/10, khối tài sản của ông Lê Phước Vũ trên thị trường ghi nhận hơn 3.900 tỷ đồng.
Trước đó, hồi đầu năm 2021, Chủ tịch Lê Phước Vũ cho biết mục tiêu của Hoa Sen sẽ đưa các khoản nợ của tập đoàn về 0 trong 3 - 4 năm tới. Với cách định giá như vậy, vị chủ tịch này mong muốn giá cổ phiếu sẽ khoảng 50.000-100.000 đồng/cp.
Dự kiến, giao dịch được thực hiện từ ngày 7/10 đến ngày 5/11 theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Hiếu sẽ giảm sở hữu tại Hoa Sen từ 562.195 cổ phiếu, tỷ lệ 0,11% xuống còn 162.195 cổ phiếu, tỷ lệ 0,03%. Tạm tính theo mức giá 47.000 đồng/cp, ông Hiếu có thể thu về khoảng 19 tỷ đồng.
Trước đó, ông Lý Hoàng Long - con ruột của Ủy viên HĐQT Lý Văn Xuân - đã bán 30.000 cổ phiếu vào ngày 10/9. Sau giao dịch, ông Long còn khoảng 70.000 đơn vị HSG. Ủy viên HĐQT Lý Văn Xuân đang nắm giữ hơn 583.000 cổ phiếu.
Vào ngày 11/8, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Trần Ngọc Chu đã bán 400.000 đơn vị HSG, giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,34% còn 0,26%, thu về ước tính 15 tỷ đồng.
Có thể thấy, các chủ tịch vẫn 'trung thành' nắm giữ khi giá cổ phiếu thép liên tục lập đỉnh mặc cho 'các tướng' thi nhau bán chốt lời.