Dòng tiền đầu cơ đổ vào bất động sản nhiều hơn phục vụ nhu cầu thực

Theo TS Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, giá nhà sẽ chịu áp lực tăng do chi phí tăn, dòng tiền đầu cơ nhiều hơn phục vụ nhu cầu thực.

Đánh giá về lượng cung và giao dịch BĐS nhà ở trong tương quan so sánh 6 tháng đầu năm từ năm 2019 - 2022, TS Nguyễn Văn Đính cho rằng, so với năm 2019, nguồn cung 6 tháng đầu năm 2022 giảm 47,4%, giao dịch giảm 64,4%.

So với 2020, lượng cung 6 tháng đầu năm 2022 giảm 68,2%, giao dịch giảm 42,84%.So với 2021, lượng cung 6 tháng đầu năm 2022 giảm 73,8%, giao dịch giảm 75,4%.

Tại các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, trong giai đoạn này, giá liên tục tăng; cấu trúc thị trường phân bố mạnh vào BĐS đầu cơ khiến giá tăng cao. Cùng với đó, dòng tiền đổ mạnh cho nhu cầu đầu cơ nhiều hơn phục vụ nhu cầu thực. Giá đất nền và giá căn hộ có sự phân hóa mạnh mẽ.

Dòng tiền đầu cơ đổ vào bất động sản nhiều hơn phục vụ nhu cầu thực - Ảnh 1Lượng cung và giao dịch BĐS nhà ởtrong tương quan so sánh 6 tháng đầu năm từ năm 2019 - 2022.

Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nhận định thị trường BĐS nhà ởđang trải qua thời kỳ tái cân bằng. Giá nhà sẽ chịu áp lực tăng do chi phí tăng (lạm phát, nhu cầu nhà ở cao và nguồn cung thấp tiếp tục khiến chi phí tăng vọt).

Tại thị trường này, nguồn thanh khoản sẽ giảm, các nhà đầu tư cũng có xu hướng cho dòng tiền nghỉ ngơi và trở nên thận trọng hơn.

“Nếu không được tháo gỡkhó khăn, thị trườngBĐS nhà ởcó thể diễn ra một giai đoạn đóng băng dài và gây đổ vỡ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các chính sách hỗ trợ để quá trình tái cân bằng của thị trường BĐS nhà ởdiễn ra “mềm””, ông Đính đưa ra cảnh báo.

Tuy nhiên, xét về dài hạn, theo ông Đính, thị trường BĐS Việt Nam được dự báo có triển vọng rất tích cực trong 20 năm tới do mức độ đô thị hóa vẫn ở mức thấp và đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hạ tầng cơ bản còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng.

Số dân đô thị tại Việt Nam hiện nay là 44 triệu người, chiếm 45% dân số. Việt Nam có 862 đô thị. Năm 2025 dự báo số dân đô thị sẽ tăng lên 52 triệu người, chiếm 50% dân số, với khoảng 1.000 đô thị. Trong đó có ít nhất một siêu đô thị trên 10 triệu dân, 5 đô thị 5-10 triệu dân.

Dự báo giai đoạn 2050 -2070 tỉ lệ dân đô thị tại Việt Nam sẽ đạt tới 70-75%, trong bối cảnh mức độ đô thị hoá của Đông Nam Á (theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD) sẽ lên tới trên 90% vào năm 2070.

Đây chính là dư địa lớn cho thị trường BĐS Việt Nam Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngân Hà

Theo Doanh nghiệp Việt Nam