Evergrande cam kết tái khởi động các dự án dang dở vào cuối tháng 9
Theo SCMP, tập đoàn bất động sản Evergrande đã tuyên bố sẽ tái thi công 38 dự án bất động sản nhà ở đang bị bỏ dở vào cuối tháng 9 này. Điều này sẽ đánh dấu cho sự trở lại của Evergrande khi trước đó vào ngay 9/12/2021 chính thức bị vỡ nợ sau khi AFP đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) hạ xếp hạng của tập đoàn này xuống thành “vỡ nợ giới hạn” (Restricted Default).
Theo thông tin mới nhất tư SCMP, tập đoàn bất động sản Evergrande sẽ thi cổng trở lại những dự án còn dang dở, trước mắt là 38 dự án vào cuối tháng 9 này.
Theo thống kê, hiện nay, trên tổng số 706 dự án mà tập đoàn này tiến hành, đã có 668 dự án được tiếp tục xây dựng. Trong số đó có 606 dự án đạt tốc độ xây dựng bình thường, 62 dự án đang trong quá trình hoàn tất thủ tục xin tái cấp phép xây dựng và sẽ sớm hoàn thành trong tháng 9, chủ tịch Hứa Gia Ấn cam kết.
Được biết. Evergrande là trung tâm của cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản của Trung Quốc đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Kể từ đó, niềm tin của các nhà đầu tư đối với Evergrande đã không còn như trước.
Từ tháng 7/2022, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu kiểm duyệt các tài liệu giấy tờ thế chấp vốn đang được lưu hành trực tuyến. Điều này khiến quy mô của "cuộc tẩy chay thế chấp" càng khó nắm bắt. Xu hướng này làm dấy lên lo ngại rằng cuộc khủng hoảng tài sản có thể lan sang hệ thống tài chính. S&P Global Ratings ước tính các ngân hàng phải đối mặt với khoản lỗ thế chấp 350 tỷ USD trong trường hợp xấu nhất.
Để hạn chế khủng hoảng kinh tế, các nhà chức trách Trung Quốc đang thực hiện các bước để đảm bảo các công ty bất động sản hoàn thiện các dự án nhà ở. Tại thành phố Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam, tất cả các công trình bị đình trệ đều phải tiếp tục vào ngày 6/10.
Trong khi đó, chính quyền địa phương đang kêu gọi các công ty xây dựng gây quỹ bằng cách bán đất và các tài sản chưa được quy hoạch.
Chính phủ trung ương cũng đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề này. Các nhà chức trách sẽ cung cấp các khoản vay đặc biệt 200 tỷ nhân dân tệ (29 tỷ USD) để đảm bảo các dự án nhà ở bị đình trệ được giao cho người mua đúng hạn.
Ngoài ra, chính quyền cũng đang hoạch định các chính sách nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu địa phương.
Một số công ty bất động sản tư nhân đã phát hành hoặc lên kế hoạch phát hành trái phiếu trong nước được bảo lãnh bởi Bảo hiểm trái phiếu Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước.
Trong đó có tập đoàn bất động sản Country Garden có kế hoạch bán tới 1,5 tỷ nhân dân tệ trái phiếu trong nước với cam kết tài trợ cho một vài dự án bất động sản. Trước đó, Seazen Holdings đã bán 1 tỷ nhân dân tệ trái phiếu kỳ hạn 3 năm với lợi suất 3,28%. Trái phiếu, được bảo lãnh bởi Bảo hiểm Trái phiếu Trung Quốc, đã được đăng ký quá mức 2,8 lần.
Tuy nhiên, tập đoàn Evergrande đã không thể khai thác chương trình bảo lãnh trái phiếu trong nước, sau khi không thể thanh toán khoản nợ nước ngoài trị giá 22,7 tỷ USD bao gồm các khoản vay và trái phiếu tư nhân hồi tháng 12/2021.
Các hãng thông tấn đưa tin, Evergrande không thể thanh toán 1,2 tỉ USD lãi trái phiếu đáo hạn ngày 6/11 và ân hạn đến 6/12. Đây là lần đầu tiên Evergrande vỡ nợ trái phiếu phát hành bằng đồng USD.
Có trụ sở ở Thẩm Quyến, Evergrande có tổng nghĩa vụ nợ ít nhất hơn 300 tỷ USD. Hôm 3/12, công ty này lần đầu tiên hé lộ về kế hoạch tái cơ cấu nợ, nói vắn tắt trong một niêm yết thông tin trên sàn chứng khoán ở Hồng Kông rằng công ty đang “tích cực làm việc” với các chủ nợ về một kế hoạch như vậy.
Tập đoàn này đã không thể thực hiện được kế hoạch sơ bộ vào tháng 7 như đã hứa trước đó và cũng chưa đưa ra được kế hoạch cụ thể cho việc tái khởi công các dự án bị đình trệ của mình.
Chủ tịch Hứa Gia Ấn của Evergrande cho biết tập đoàn đang thực hiện một kế hoạch tái cơ cấu nợ nước ngoài và dự kiến sẽ công bố trong năm nay. Phân khúc nhà ở thương mại "tỏa sáng" kéo thị trường bất động sản Trung Quốc đi lên.