M&A bất động sản “nóng lên” với dòng vốn ngoại

Trong khi tình hình kinh tế thế giới đang nhiều bất ổn thì Việt Nam được đánh giá là “miếng bánh ngon” khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường bất động sản (BĐS) Việt ngày càng tăng. Nổi bật trong tháng 7 này, mảng M&A gây nóng toàn thị trường với nhiều thương vụ bạc tỷ cho thấy sự kỳ vọng của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

 

M&A bất động sản “nóng lên” với dòng vốn ngoại - Ảnh 1

M&A: Thương vụ bạc tỷ từ FDI

Theo một CEO đại diện tập đoàn đầu tư và phát triển dự án nghĩ dưỡng nước ngoài đánh giá thị trường BĐS Việt Nam như “một đứa trẻ đang lớn”, quá trình trưởng thành sẽ gặp nhiều trắc trở nhưng điều quan trọng là liệu các doanh nghiệp có đủ kiên nhẫn, đủ tiềm lực để thay đổi và chờ đợi sự phát triển của nó hay không. Mức tăng trưởng như trên là cơ sở để các tập đoàn quốc tế tiếp tục mở rộng tại Việt Nam.

Thực tế khi bắt đầu mở cửa thông thương trở lại Việt Nam đã đón nhận dòng tiền khủng từ FDI. Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng nguồn vốn FDI đổ vào thị trường BĐS với mức vốn là 3,15 tỷ đồng chiếm 23% thị phần đứng thứ 2 sau công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó lĩnh vực M&A (mua bán và sát nhập) trong ngành BĐS liên tục nhận được sự chú ý đông đảo từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thị phần BĐS đứng thứ 2 trong tổn nguồn vốn FDI  
Thị phần BĐS đứng thứ 2 trong tổn nguồn vốn FDI  

Ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng để thu hút các nhà đầu tư vào thị trường M&A đã cố gắng hoàn thiện khung pháp lý từng bước một.

Luật Đầu tư 2020 quy định các hình thức đầu tư gồm: thành lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thực hiện dự án đầu tư; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; và các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định.

Sau những nỗ lực tạo điều kiện từ chính quyền đã xuất hiện những tín hiệu tích cực từ M&A trên thị trường. Đến tháng 7/2022, mọi sự đổ đồn vào TP.Thủ Đức khi quỹ đất đắc địa tại đây được một tập đoàn BĐS tại Singapore mua lại dự án với giá 716 triệu USD.

Cùng thời điểm đó, “ông trùm” ngành bán lẻ lớn nhất Thái Lan Central Retail công bố sẽ đầu tư thêm 20.000 tỷ đồng phát triển các dự án phức hợp, trung tâm thương mại tại Việt Nam. Và công ty TNHH Indochina Kajima Development và Tập đoàn Kajima (Nhật Bản) đã liên doanh với nhau và công bố đầu tư 1 tỷ USD vào BĐS khu công nghiệp tại Việt Nam.

Thêm dự án hợp tác từ tập đoàn Việt và Becamess ICDC, Tokky Corporation công ty của Nhật Bản triển khai BĐS nghĩ dưỡng tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại loại hình BĐS nghĩ dưỡng tập đoàn IHG từ Anh đã ký kết với các doanh nghiệp Việt mục tiêu đến năm 2027 sẽ triển khai thành công thêm 20 dự án khách sạn.

Đánh giá đúng tiềm năng từ M&A

Ngày 21/07 vừa qua tại hội thảo “Giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư bằng phương thức trọng tài”, do VIAC cùng Trung tâm hoà giải Việt Nam (VMC) tổ chức đã công bố thống kê sự tăng trưởng từ thị trường M&A. Từ năm 2021, thị trường đã thu hút hơn 8,8 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020 và 13,7% so với năm 2019. Đến năm 2022 đã “chốt” được nhiều thương vụ với giá trị lớn đã được triển khai nâng tổng giá trị các giao dịch M&A quý I/2022 cao hơn cả tổng giá trị từ năm 2019 – 2021.

Từ những tín hiệu tích cực trong nửa đầu năm 2022, dự đoán từ đây đến cuối năm M&A tiếp tục trở thành tâm điểm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bên cạnh các tiềm năng thì hình thức này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro về mặt pháp lý và tài chính. Cụ thể, doanh nghiệp thị trường nội địa thường có xu hướng “thổi phồng” giá trị làm ảnh hưởng đến quá trình định giá doanh nghiệp hoặc những bất đồng quan điểm khi làm việc giữa các bên. Ngoài ra, quy trình giao dịch M&A chưa cung cấp đầy đủ giấy tờ hợp pháp để tiến hành ký kết vì hành lang pháp lý có nhiều điểm chưa thống nhất.

Những rủi ro còn tồn đọng trong thị trường M&A  
Những rủi ro còn tồn đọng trong thị trường M&A  

Nhận thấy được điều đó, trong hội thảo ngày 21/07 đã có đánh giá về phương diện pháp luật và ưu tiên công tác hoàn thiện khung pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp FDI. Qua đó có thể thúc đẩy các doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư vào thị trường BĐS Việt.

Hiện nay, mặc dù thị trường M&A ngày càng được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì trình đầu tư trở nên dễ dàng được các cơ quan hỗ trợ “mở đường”. Trước sức hút từ thị trường, các doanh nghiệp FDI cũng cần chuẩn bị vì những thách thức, rủi ro từ đối tác, tranh chấp hợp đồng cũng sẽ tiếp cận nhiều hơn.

Theo Chất lượng và Cuộc sống