Mang tiền đi đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp “bỏ cuộc”

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán vẫn đang còn nhiều khó khăn. Theo đó, “cuộc chơi” chứng khoán của nhiều doanh nghiệp cũng gặp nhiều rủi ro khi phải trích lập dự phòng rủi hàng chục kỷ đồng.

Lấy đơn cử như CTCP Licogi 14 (mã CK: L14) doanh nghiệp mà ông Nguyễn Mạnh Tuấn đang đảm nhiệm vai trò Thành viên HĐQT. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý I/2023 được L14 công bố cho thấy, khá bất ngờ “rút lui” khi công ty không còn bất kỳ khoản đầu tư nào trong khi cuối năm 2022 vẫn ghi nhận giá trị 14,2 tỷ.

Thậm chí, thời điểm năm 2021, L14 từng chi tới 486 tỷ đồng cho việc đầu tư cổ phiếu tập trung tại các mã CEO DIG. Tuy nhiên sang năm 2022, thị trường chứng khoán lao dốc, cổ phiếu CEO và DIG cũng bốc hơi trên 60% giá trị khiến lợi nhuận của Licogi 14 “teo tóp” trở lại còn 19 tỷ.

Mang tiền đi đầu tư chứng khoán, nhiều doanh nghiệp “bỏ cuộc” - Ảnh 1

Có thể thấy, tại khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn, L14 không còn nắm giữ các chứng khoán kinh doanh mà thay vào đó là 114.4 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, gấp đôi so với cùng kỳ.

Về tình hình kinh doanh, L14 báo lãi gần 3.3 tỷ đồng trong quý vừa qua, sụt mất 64% so với cùng kỳ năm trước.

Tại ngày 31/3/2023, quy mô tài sản của L14 là 552.6 tỷ đồng, giảm 2.5% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, có 111 tỷ đồng dưới dạng tiền và các khoảng tương đương tiền, giảm 32.4% so với đầu năm. Cùng thời điểm, L14 có 145 tỷ đồng nợ phải trả, giảm 10.8% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn ở mức 6.3 tỷ đồng, giảm 56% so với đầu năm, còn nợ vay dài hạn ở mức 9.9 tỷ đồng, giảm 7.4%.

Không rút khỏi thị trường như L14, nhưng một doanh nghiệp thép là CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã CK: TLH) lại ghi nhận mức tạm lỗ đến 55,1% tổng danh mục đầu tư chứng khoán của mình.

Cụ thể, báo cáo tài chính quý I/2023 của TLH co thấy, danh mục đầu tư chứng khoán của TLH trong quý 1 giảm về mức 90 tỷ đồng trích lập dự phòng giảm từ mức gần 63 tỷ hồi đầu năm về còn 49,5 tỷ đồng - tương ứng tạm lỗ 55,1%

Nguồn: BCTC quý I/2023 của Thép Tiến Lên.  
Nguồn: BCTC quý I/2023 của Thép Tiến Lên.  

Có thể thấy, TLH đang ghi nhận đầu tư 23,5 tỷ đồng cổ phiếu SHB (trích lập dự phòng 11,1 tỷ); đầu tư 21,2 tỷ đồng cổ phiếu VIX (dự phòng 13,5 tỷ); đầu tư 12,8 tỷ đồng cổ phiếu IJC (dự phòng 6,3 tỷ đồng); các khoản đầu tư khác với 32,3 tỷ đồng (trích lập dự phòng 18,6 tỷ).

Như vậy, toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán của thép tiến Lên đều ghi nhận thua lỗ trong quý 1 vừa qua.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I/2023, TLH ghi nhận doanh thu giảm 20% so với cùng kỳ về mức 1.432 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế ghi nhận 6,3 tỷ đồng - giảm 93% so với cùng kỳ năm trước, song cả thiện hơn mức lỗ 114 tỷ đông của quý liên trước.

Hay như CTCP Vĩnh Hoàn (mã CK: VHC) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2023. Trong đó, tại danh mục chứng khoán kinh doanh, công ty ghi nhận 77,4 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu NLG (trích lập dự phòng 32,5 tỷ); 57,3 tỷ đồng cổ phiếu DXS (trích lập dự phòng 38,9 tỷ đồng); 32,8 tỷ đồng cổ phiếu KBC (trích lập 7,7 tỷ) và đầu tư 11,3 tỷ đồng các cổ phiếu khác (dự phòng 4,7 tỷ).

Nguồn: BCTC quý I/2023 của Vĩnh Hoàn.  
Nguồn: BCTC quý I/2023 của Vĩnh Hoàn.  

Có thể thấy, tính đến cuối tháng 3/2023, VHC đã phải trích lập dự phòng toàn bộ danh mục với giá trị 84 tỷ. Tạm tính, khoản đầu tư cổ phiếu đang khiến công ty thủy sản này lỗ gần 47%.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I vừa qua, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu 2.221 tỷ đồng - giảm 32% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế giảm 60% về mức 219 tỷ đồng.

Cũng ghi nhận khoản lỗ khi đầu tư chứng khoán trong là CTCP Đầu tư CMC (mã CK: CMC). Cụ thể, tính đến ngày 31/3/2023 CMC đang ghi nhận các khoản đầu tư tại 19 mã cổ phiếu với tổng giá trị gốc đi ngang so với đầu năm - đạt gần 29,7 tỷ; các khoản đáng chú ý có 3,2 tỷ đồng cổ phiếu HPG, 10,9 tỷ đồng cổ phiếu GEX, gần 2,1 tỷ đồng cổ phiếu VLC, 9,4 tỷ đồng cổ phiếu EBS, hơn 1 tỷ đồng tại cổ phiếu LTC,... cùng hàng loạt cổ phiếu dàn trải ở nhiều nhóm ngành.

Đến cuối quý, công ty ghi nhận lỗ nặng nhất ở cổ phiếu GEX với âm 7,2 tỷ đồng (-66%); các mã HPG, VLC, LTC, EVG, VE8 cũng khiến công ty phải tăng trích lập đáng kể.

Các khoản đầu tư chứng khoán phải trích lập dự phòng của CMC.  
Các khoản đầu tư chứng khoán phải trích lập dự phòng của CMC.  

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I/2023, CMC ghi nhận doanh thu gần 9,9 tỷ đồng - giảm so với còn số 14,8 tỷ của quý I/202. Thu không đủ bù chi khiến công ty lỗ ròng 476 triệu đồng qua đó ghi nhận quý thua lỗ thứ 4 liên tiếp.

Đáng chú ý, chưa năm nào công ty báo lãi cho các khoản đầu tư chứng khoán này. Thậm trí, mức lỗ chứng khoán 11,7 tỷ đồng trong năm 2022 thậm chí trở thành mức kỷ lục của doanh nghiệp.

Ở chiều ngược lại cũng có doanh nghiệp “mát tay” khi đầu tư chứng khoán trong quý I vừa qua. Điển hình như CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã CK: NDN) với khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh của NDN có giá gốc lên đến 365 tỷ đồng, tăng 55 tỷ so với đầu năm.

Ngoài việc bán hết AMV và lượng lớn ABB, hầu hết các cổ phiếu trong danh mục của Nhà Đà Nẵng đều được tăng sở hữu trong đó cổ phiếu HPG được mua thêm mạnh tay nhất với giá trị hơn 43 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp bất động sản này còn mua mới cổ phiếu DGC (23,5 tỷ đồng), STB (9,6 tỷ đồng) và VND (14 tỷ đồng) trong quý đầu năm.

Nguồn: BCTC quý I/2023 của NDN.  
Nguồn: BCTC quý I/2023 của NDN.  

Tính đến cuối quý I/2023, VHM vẫn là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư chứng khoán của Nhà Đà Nẵng với giá gốc hơn 172 tỷ đồng. Tuy nhiên, VHM cũng là cổ phiếu khiến doanh nghiệp này phải dự phòng giảm giá lớn nhất với hơn 29 tỷ đồng. Trong khi đó, TCB đang là cổ phiếu lỗ nặng nhất trong danh mục với mức âm 45%. Ngược lại, Nhà Đà Nẵng khá “mát tay” với các cổ phiếu mua mạnh trong quý 1 khi HPG, DGC, STB và VND đều đang tạm lãi.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý I/2023, NDN báo lãi ròng 106,2 tỷ đồng, gấp 4,5 lần cùng kỳ năm trước và là mức lợi nhuận cao nhất kể từ quý III/2020.

An Nhiên

Theo Kinh doanh và Phát triển