Những rủi ro khi giao dịch bất động sản không qua sàn
Tưởng chừng như nạn thổi giá của “cò bất động sản” biến mất khi nhà nước đưa ra thông báo các giao dịch BĐS phải thông qua sàn nhưng thực tế lại tạo thêm cửa nhỏ cho dòng tiền chảy vào túi khác
Hiện tại bộ trưởng Tài nguyên & Môi trường thông tin về việc hoạt động mua bán BĐS phải thông qua sàn, đây là quy định được sửa đổi trong Luật Đất đai. Từ khi công bố quy định này nhận được nhiều phản ứng trái chiều.
Rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch qua môi giới
Khi muốn thực hiện hoạt động mua bán bất kỳ loại hình BĐS nào người mua và người bán đều phải liên hệ môi giới. Hiện nay khoảng 95-98% các giao dịch BĐS đều qua môi giới với mức phí môi giới tối thiểu là 2% trên tổng giá trị giao dịch, thế nên đối những giao dịch có giá trị lớn thì môi giới cũng sẽ nhận được số tiền lớn.
Mặc dù Luật Kinh doanh 2014 có quy định về điều kiện, trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS. Tuy nhiên trong số đó một bộ phận môi giới không có chứng chỉ nghề nghiệp, không hiểu biết pháp luật, không thực sự được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản.
Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam hiện có khoảng 300.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới BĐS nhưng chỉ có khoảng 30.000 người có chứng chỉ đào tạo hành nghề với 2.000 văn phòng môi giới, sàn giao dịch. Thị trường môi giới BĐS thiếu lực lượng chuyên nghiệp, có chứng chỉ hành nghề . Đây được xem là yếu tố góp phần tạo nên thị trường BĐS bất ổn trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, việc môi giới hoạt động độc lập trong thị trường dẫn đến tình trạng BĐS chênh lệch giá bán, không đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật gây nhiều khó khăn cho Chính quyền trong việc kiểm soát thị trường BĐS
Những thay đổi cần biết khi giao dịch BĐS qua sàn
Việc thực hiện giao dịch qua sàn đảm bảo quy trình được rõ ràng, minh bạch cho cả bên mua lẫn bên bán, hành động này góp phần cắt đường rửa tiền, phát hiện các giao dịch đất ma... qua các giao dịch BĐS và xây dựng một thị trường lành mạnh tạo tiền đề cho BĐS phát triển. Bên cạnh đó, khi lựa chọn cách này chủ sở hữu phải đối diện với việc mất quyền chủ động trong giao dịch BĐS và 2 bên mua - bán phải chấp nhận thông tin các giao dịch sẽ được lưu trữ lại trong hệ thống của sàn.
Các sàn giao dịch bắt buộc phải được đăng ký hoạt động theo pháp luật kinh doanh BĐS. Sàn giao dịch này sẽ hoạt động như một cầu nối, kết nối giữa ngừi mua và người bán, bên cạnh đó còn giúp tìm kiếm các sản phẩm BĐS chất lượng phù hợp với người có nhu cầu. Việc giao dịch BĐS qua sàn giúp những người không có kinh nghiêm được đảm bảo quyền lợi trước những tranh chấp xảy ra trong giao dịch, tránh được những bẫy lừa BĐS ảo.
Tuy nhiên, việc đưa giao dịch BĐS qua sàn trở thành quy định bắt buộc vướng phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều doanh nghiệp cho rằng quy định bắt trên là không cần thiết vì những vấn đề tồn đọng trong thị trường BĐS phần lớn đến từ chủ đầu tư đưa ra thị trường những sản phẩm thiếu pháp lý, chưa đủ điều kiện rao bán...
Ông Nguyễn Văn Đính, chủ tịch Hội đồng Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho rằng khi giao dịch qua sàn được áp dụng rộng rãi tạo sự minh bạch và tính an toàn trong các giao dịch BĐS trong thị trường, góp phần chống nạn rửa tiền và trốn thuế qua BĐS. Mặc khác nếu như không được kiểm soát chặt chẽ các sàn giao dịch sẽ rất dễ sinh ra “đặc quyền” như thời các tay môi giới nắm quyền.
Hiện nay, còn nhiều bất đồng trong các bộ luật, khiến quá trình thực hiện các giao dịch qua sàn gặp nhiều khó khăn. Thực tế, từ năm 2006 Luật Kinh doanh BĐS đã quy định về việc giao dịch BĐS phải thông qua sàn nhưng đã bị bãi bỏ vào năm 2014. Vì thế, để có thể đưa quy định bắt buộc giao dịch BĐS qua sàn thành công Chính phủ cần đồng bộ các bộ luật có liên quan để quá trình giao dịch thuận tiện và nhanh chóng.