Phát triển nhà ở xã hội, công nhân đảm bảo đủ cho người lao động

Hai năm qua, tình hình diễn biến dịch phức tạp, cuộc sống của người lao động đang dần ổn định để phát triển kinh tế. Vấn đề nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân luôn là mối quan tâm của đại đa số người lao động các khu kinh tế khu công nghiệp luôn được Đả

Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, với những chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân, cả nước đã hoàn thành 275 dự án, với 147.000 căn hộ và đang triển khai 339 dự án, với quy mô hơn 370.000 căn hộ.

Nhà ở xã hội Kim Chung – Thăng Long Green City Đông Anh - huyện Đông Anh, TP Hà Nội.  
Nhà ở xã hội Kim Chung – Thăng Long Green City Đông Anh - huyện Đông Anh, TP Hà Nội.  

Đối với gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), trong đó có nhà ở cho công nhân đã được triển khai thành công. Chỉ trong 4 năm triển khai gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng cho phát triển NƠXH tính đến thời điểm kết thúc giải ngân tái cấp vốn cho Chương trình (ngày 31/12/2016), đã giải ngân được 98,9%, cho vay đối với cá nhân khoảng 24.300 tỷ đồng với gần 52.800 khách hàng; cho vay tổ chức khoảng 5.400 tỷ đồng với 106 doanh nghiệp.

Từ chỗ gần như không có NƠXH, nhà ở cho công nhân trên thị trường, đã hình thành và đưa vào sử dụng hơn 100 dự án ngay sau gói hỗ trợ tín dụng kết thúc giải ngân. Đến thời điểm hiện tại, cả nước đã cơ bản cung ứng NƠXH cho người dân, công nhân có thu nhập thấp (gồm cả nhà thu nhập thấp và nhà công nhân), quy mô xây dựng hơn 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2.

Theo thống kê, riêng nhà ở công nhân, đã hoàn thành đầu tư xây dựng 121 dự án, quy mô khoảng 54.000 căn, tổng diện tích 2,7 triệu m2; đang tiếp tục triển khai 100 dự án nhà ở dành cho công nhân với quy mô xây dựng khoảng 134/163,5.000 căn theo dự báo nhu cầu (tương đương 82% so với nhu cầu dự báo), tổng diện tích 6,7 triệu m2.

Nhiều mô hình nhà ở điển hình dành cho công nhân đã được quan tâm, quy hoạch và đầu tư đồng bộ, đảm bảo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có các tiện ích thiết yếu như khuôn viên, nhà trẻ, cửa hàng, chỗ để xe, điểm thu gom rác, bảo đảm an toàn, vệ sinh... được công nhân đón nhận.

Tuy nhiên, trước nhu cầu lớn về nhà ở của người lao động có thu nhập thấp hiện nay thì chưa đáp ứng như kỳ vọng. Trong đó có nguyên nhân nhiều địa phương chưa quan tâm dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội.

Theo một số doanh nghiệp, hiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chưa đủ mạnh; nhiều thủ tục còn phiền hà như: Các dự án nhà ở xã hội vướng thủ tục trong xác định giá bán, khiến doanh nghiệp khó quyết toán hoặc cấp sổ hồng cho người mua chậm chễ.

Cuối tháng 1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11, trong đó, có mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Liên quan tới lĩnh vực ngành xây dựng, có 2 gói hỗ trợ để thúc đẩy phát triển nguồn cầu và nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp và cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ.

Trong đó, chúng ta phải kể đến là gói 15.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi với các cá nhân, hộ gia đình thông qua ngân hang chính sách xã hội. Còn doanh nghiệp sẽ được vay vốn để xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội với mức lãi xuất 2% một năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại. Để triển khai tốt 2 gói hỗ trợ này.

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nước ta hiện có 575 KCN được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm. Hệ thống KCN của Việt Nam đang là điểm đến của hàng ngàn doanh nghiệp, từ 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo kết quả khảo sát mới đây, có tới hơn 65% công nhân trong các KCN, KCX, CCN là người từ các địa phương khác nhập cư, trong khi nhà ở cho NLĐ chỉ đáp ứng khoảng 28% nhu cầu thuê, mua.

Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển nhà ở xã hội để tháo gỡ ngay các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. Bộ đã trình Chính phủ hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014; trong đó, kiến nghị sửa đổi chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để tháo gỡ các vướng mắc theo hướng điều chỉnh các quy định về ưu đãi cho chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đảm bảo cho chủ đầu tư dự án được hưởng ưu đãi thực chất.

Cùng đó, Bộ Xây dựng cũng đề xuất bổ sung quy định về tài chính phát triển nhà ở xã hội theo hướng quản lý chặt chẽ, đúng quy định pháp luật và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các vị trí không phù hợp để đưa vào quỹ phát triển nhà ở xã hội; bổ sung quy định trách nhiệm cụ thể của các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng và bố trí đủ quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, tổ chức lựa chọn đơn vị đủ năng lực để thực hiện.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng khẳng định cần tách nhóm đối tượng người lao động, công nhân khu công nghiệp để có chính sách riêng và bổ sung các quy định về quỹ đất để phát triển nhà lưu trú cho công nhân trong phạm vi quy hoạch khu công nghiệp cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trong việc đầu tư nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp đó thuê.

Hiện Việt Nam có trên 16 triệu công nhân, hàng năm đang trực tiếp sản xuất, tạo ra trên 60% tổng sản phẩm trong nước và đóng góp 70% ngân sách Nhà nước. Là lực lượng có đóng góp lớn cho xã hội nhưng đời sống người lao động còn nhiều khó khăn, nhiều khu công nghiệp chưa có nhà ở cho công nhân.

Trước thực tế này, vấn đề đặt ra là người lao động tại các khu công nghiệp cần được đảm bảo chất lượng cuộc sống, đó là: về phúc lợi xã hội, có nhà ở ổn định, được chăm lo đời sống tinh thần; có việc làm bền vững để họ yên tâm gắn bó với doanh nghiệp.

Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển nhà ở xã hội để tháo gỡ ngay các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. Bộ đã trình Chính phủ hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh Bất động sản 2014; trong đó, kiến nghị sửa đổi chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để tháo gỡ các vướng mắc theo hướng điều chỉnh các quy định về ưu đãi cho chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đảm bảo cho chủ đầu tư dự án được hưởng ưu đãi thực chất.

Cùng đó, Bộ Xây dựng đề xuất bổ sung quy định về tài chính phát triển nhà ở xã hội theo hướng quản lý chặt chẽ, đúng quy định pháp luật và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại các vị trí không phù hợp để đưa vào quỹ phát triển nhà ở xã hội; bổ sung quy định trách nhiệm cụ thể của các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng và bố trí đủ quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, tổ chức lựa chọn đơn vị đủ năng lực để thực hiện.

Đặc biệt, Bộ Xây dựng đề xuất cần tách nhóm đối tượng người lao động, công nhân khu công nghiệp để có chính sách riêng; cần bổ sung các quy định về quỹ đất để phát triển nhà lưu trú cho công nhân trong phạm vi quy hoạch khu công nghiệp; gắn liền trách nhiệm của chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trong việc đầu tư nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp đó thuê.

Văn Trì

Theo Chất lượng và Cuộc sống