Có tới 34/50 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) đạt dưới 55%. Trong số này, có 19 bộ và 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30%; thậm chí có 3 cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn ĐTC.
Thủ tướng đã ký Quyết định 1962/QĐ-TTg ngày 22/11/2021, thành lập 6 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đến ngày 31/10/2021 dưới 60% kế hoạch được giao do các Phó Thủ tướng Chính phủ và một số Bộ trưởng làm Tổ trưởng.
Ngày 18/11, Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai nhiệm vụ theo Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương báo cáo hằng tháng về tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Tại phiên chất vấn ngày 12/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những báo cáo, giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Trong đó, về đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng nhấn mạnh cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành để góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Ngày 25/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Công điện 7776/CĐ-VPCP gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Ngày 25/10/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Công điện 7776/CĐ-VPCP gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa ban hành văn bản 6926 về dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2022. Trong đó nêu rõ quan điểm, mục tiêu và định hướng đầu tư công năm 2022 cần bám sát quan điểm chỉ đạo, định hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu tại Kết luận số 11-KL/TW ngày 13/7/2021 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Chiều 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp của Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư tại các bộ, ngành và địa phương.
Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo quyết liệt, cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021. Tuy nhiên, kết quả giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm 2021 mới được hơn 40% kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân thấp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, việc triển khai các chính sách tài khoá, tiền tệ, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chịu tác động của đại dịch Covid-19.
Trước kết quả giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đầu năm chỉ đạt hơn 40% so với kế hoạch, Kho bạc Nhà nước đề xuất một loạt giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước vừa ký Công điện số 10/CĐ-KBNN đề nghị các đơn vị trực thuộc thực hiện quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phòng, chống dịch Covid-19.