Thủ phạm làm loạn thị trường bất động sản ở TP. HCM

- Thời gian gần đây, tại nhiều khu vực vùng ven TP HCM, thị trường đất nền diễn ra sôi động và tăng giá liên tục. Cò đất lại dựa vào thông tin về hành chính, hạ tầng được đầu tư trên địa bàn để thổi giá lên tạo thành cơn sốt ảo, làm loạn thị trường bất động sản.

 

đất nền,sốt ảo,lừa đảo, thổi giá đất,HoREA,

Giá đất Hóc Môn tăng lên rất nhiều vì có tin đồn sắp thành lập quận mới


Giá đất loạn do tin đồn

Theo ghi nhận của phóng viên, khoảng hơn 1 tháng nay, giá nhà, đất khu vực Bình Chánh, Hóc Môn, tăng chóng mặt vì giới “cò” đất cho rằng sắp thành lập quận mới tại đây.

Một "cò" đất tại xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn cho biết, thời gian gần đây giá đất lên rất cao, bất động sản có giấy tờ hợp lệ hầu như không còn giá dưới 1 tỷ

đồng. Hiện các căn nhà có sổ hồng tại đây cũng được rao bán giá rất cao, một căn nhà cấp 4 diện tích khoảng 40m2, hẻm vào rộng 2 - 3m, được đẩy giá lên từ 1,3 - 1,5 tỷ đồng, tùy vào tình trạng nhà.

Một “cò” đất khác ở đây cho biết, vào thời điểm cuối năm 2016, phần lớn những căn này chỉ có giá dưới 1 tỷ đồng, nhưng sau khi có thông tin sắp thành lập quận khiến giá bị "đội" lên rất nhiều. Thậm chí, có người vừa mua xong đã ký gửi lại các trung tâm mua bán nhà đất với giá chênh lệch 200 triệu đồng.

Tuy nhiên, tại cuộc họp mới đây giữa UBND TP HCM với các sở, ban, ngành, ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP HCM thông tin, đến giờ phút này, tiêu

chí để các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn chuyển lên quận là chưa đủ điều kiện, chưa có cơ sở… Vì thế, người dân cần nắm được thông tin và không chạy theo các tin đồn...

Ở các quận, huyện như Bình Chánh, Bình Tân, 12, Thủ Đức, cũng đang diễn ra tình trạng sốt giá, không kém. Điển hình, đường Vườn Lài, phường An Phú

Đông, quận 12, “trước đây giá đất mặt tiền đường khoảng 38 triệu/m2 thì nay là 45 triệu/m2, còn trong hẻm 3m cuối năm 2016 khoảng 15 - 20 triệu/m2 thì nay là 25 - 30 triệu/m2; đất vườn trước đây 7 triệu/m2 nay lên tới 15 triệu/m2”, anh N.T. Phong - một người môi giới bất động sản ở cho biết.

 

Thủ phạm làm loạn thị trường bất động sản ở TP. HCM - Ảnh 1>>> Công an vào cuộc điều tra “đầu nậu” đồn thổi gây sốt đất

- Đồng chí Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM cho biết, sẽ chỉ đạo Ban giám đốc Công an TPHCM xử lý các trường hợp cò đất tung thông tin thất thiệt, có dấu hiệu lừa đảo, thổi giá đất để trục lợi.

 

Anh Phong cho biết thêm, đất khu vực này tăng mạnh từ đầu năm vì có thông tin khu vực này sẽ xây dựng cầu, ngoài ra các chủ đầu tư đến đây mua đất phân lô tách thửa, rồi bán và giá đất cũng được “thổi” lên từ đây.

Và giá đất ở đây cao hơn giá trị thật rất nhiều, ví dụ cùng là đất ở, khu dân cư ở Thạnh Xuân, quận 12 cách đây không xa, chỉ có 20 triệu/m2, trong khi đó ở đây 25 triệu/m2.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho rằng, thủ phạm chính làm loạn thị trường chính là đối tượng cò đất, và nguyên nhân

"sốt đất" còn do những dự án như đường, cầu, hạ tầng đang phát triển nên có động lực làm tăng giá. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư công bố các dự án lớn tạo ra những cơn sốt đất rất phi lý.

Ông Châu còn nhận định, mặc dù các chuyên gia đã cảnh báo, nhưng nhiều thông tin "trúng lớn" từ đất nền dẫn đến người người, nhà nhà "a-dua" theo. Mặt khác, mua bán đất nền được thổi giá của giới cò đất, đầu nậu nhưng có sự buông lỏng của chính quyền cơ sở.

 

Thủ phạm làm loạn thị trường bất động sản ở TP. HCM - Ảnh 2>>> Ngăn nguy cơ ‘sập giá' đất nền Đà Nẵng

- Giá đất nền bị đẩy lên cao liên tục nhưng giao dịch chủ yếu giữa giới đầu tư với nhau dễ dẫn đến nguy cơ hình thành những khu đô thị không có người ở.

 

Làm sao để thị trường ổn định

Để xử lý tình trạng giá đất tăng đột biến, phân lô bán nền và "cò" đất có dấu hiệu lừa đảo, thổi giá đất, mới đây UBND TP HCM đã có cuộc họp đột xuất với lãnh đạo UBND 24 quận, huyện và các sở, ngành liên quan.

Trong cuộc họp, ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, để hạ nhiệt cơn sốt đất và để người dân hiểu một cách chính xác nhất, TP sẽ công khai kế hoạch sử dụng đất của tất cả các quận, huyện về quy hoạch phường, xã và cần phải có thông tin chính thức 2 chiều về quy mô dự án, tiến độ thực hiện...

Ông Khoa chia sẻ: "Tôi đang chỉ đạo xây dựng một phần mềm trên điện thoại để khi sử dụng phần mềm này, người dân không cần lên phường, quận mà vẫn biết quy hoạch mảnh đất đó là quy hoạch gì. Các quận có thể cập nhật thông tin lên phần mềm này và cố gắng hoàn thành, đưa vào vận hành vào cuối tháng 12".

Mới đây, HoREA cũng có văn bản đề nghị UBND TP chỉ đạo nghiên cứu cơ chế, chính sách để quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản của giới đầu nậu, cò đất hiện đang hoạt động với tư cách cá nhân không có đăng ký kinh doanh.

Thậm chí, có trường hợp nấp bóng người chủ đất, hoặc núp bóng doanh nghiệp để kinh doanh bất động sản với nhiều thủ đoạn tinh vi để trốn thuế, né thuế.

 

Trong khi đó theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì hoạt động mua bán đất nền cũng là hoạt động kinh doanh bất động sản, phải có đăng ký kinh doanh, phải có vốn pháp định.

Theo bà Vũ Thị Khuyên, Trưởng Văn phòng chính sách nhà ở và thị trường bất động sản TP, Quyết định 33/2014 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa. Chính sách này rất tốt, để tạo điều kiện về nhà ở cho người dân, nhưng cũng đang bị đầu nậu lợi dụng để phân lô, bán nền tràn lan.

Lãnh đạo TP HCM cũng cho biết, đang chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường nhanh chóng sửa đổi Quyết định 33 về phân lô tách thửa.

"Cần phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý cán bộ, đặc biệt là những trường hợp có dấu hiệu thao túng, trục lợi cá nhân. Để điều tra xử lý hình sự "cò" đất lừa đảo, thổi giá đất để trục lợi các quận, huyện cần chỉ đạo công an vào cuộc.

Phải làm sao để thị trường, cuộc sống người dân được ổn định", ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM đã chỉ đạo trong cuộc họp.

Theo Nghiêm Lan
Báo Thanh Tra

 

Link nguồn: http://thanhtra.com.vn/kinh-te/thu-pham-lam-loan-thi-truong-bat-dong-san-o-tp-hcm_t114c5n119373