Tỉnh miền Bắc Việt Nam diện tích 930.000km2 nhưng không có rừng, núi và biển muốn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Tỉnh miền Bắc sát vách Hà Nội này đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2037.
Mục tiêu năm 2037 trở thành thành phố trực thuộc TW
Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên khoảng 930.000km2 cùng dân số khoảng 1,3 triệu người (năm 2022). Hưng Yên là tỉnh đồng bằng không có rừng, núi và biển, gồm 10 huyện, thị xã, thành phố với 161 xã, phường, thị trấn. Trong đó, Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.
Năm 2023, tỉnh Hưng Yên có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,05%, đứng thứ 7 trên tổng số 63 tỉnh, thành. Cùng với đó là cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: Công nghiệp và xây dựng chiếm 61,6%; dịch vụ chiếm 24,8%; nông, lâm, thủy sản chiếm 7,1%.
Tỉnh Hưng Yên đặt mục tiêu đến năm 2037 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 3 quận, 2 thành phố, 5 thị xã, phát triển các đô thị Văn Giang, Mỹ Hào, Hưng Yên là các quận mới của TP, điều chỉnh tên TP Hưng Yên thành quận Phố Hiến.
Trong đó, Yên Mỹ và Văn Lâm cũng được đặt ra là hai thành phố hướng đến mô hình các quận mới của đô thị toàn tỉnh.
Để hiện thực hóa các định hướng này, tỉnh Hưng Yên đã đặt ra nhiều điều để phấn đấu. Về hạ tầng, Hưng Yên sẽ tập trung đầu tư vào các tuyến quốc lộ, cao tốc, đường sắt, đường thủy, phát triển cảng cạn ICD gắn với logistics. Trong ảnh là tuyến đường bộ nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vừa được thông xe kỹ thuật vào ngày 30/12/2023.
Mảng dịch vụ sẽ tập trung phát triển các dịch vụ đào tạo bậc cao, đào tạo nghề, đưa Hưng Yên trở thành địa điểm du lịch trong ngày và cuối tuần dành cho người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đến tham quan vui chơi - giải trí. Trong ảnh là Bảo tàng tỉnh Hưng Yên.
Cũng trong năm 2023, thu nhập bình quân đầu người tỉnh Hưng Yên đạt 110 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt gần 30.000 tỷ đồng. Đặc biệt, Hưng Yên là địa bàn đón nhận thêm số vốn lớn từ thu hút đầu tư với hơn 18.000 tỷ đồng và 776 triệu USD trong năm 2023.
Bước qua năm 2024, tỉnh phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 121 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,71%; thu ngân sách nhà nước đạt hơn 32.800 tỷ đồng; tổng chi ngân sách địa phương đạt hơn 30.100 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt 46%...
Tỉnh Hưng Yên cũng đưa ra tầm nhìn đến năm 2050. Khi đó Hưng Yên là thành phố trực thuộc Trung ương gồm 8 quận và là một trong những đô thị quan trọng trong Mạng lưới đô thị Quốc gia; một trong những động lực phát triển quan trọng của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ; Trung tâm Du lịch Văn hóa - Lịch sử có thương hiệu của cả nước và quốc tế.
Vùng đất mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Bắc Bộ
Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng nước ta, với thành phố Hưng Yên nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 54 km về phía đông nam và được biết đến như một vựa lúa lớn nhất của khu vực miền Bắc. Du lịch Hưng Yên không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những dãy núi cao hùng vĩ, những bãi biển trong xanh với bờ cát trắng trải dài nhưng Hưng Yên lại sở hữu những công trình kiến trúc độc đáo mang đậm giá trị lịch sử và vẻ đẹp yên bình đậm nét thôn quê trong mùi thơm của lúa mới đã níu chân du khách.
Thời tiết ở Hưng Yên cũng có 2 mùa mưa và mùa nắng, du khách có thể đến Hưng Yên vào bất kì thời điểm nào của mùa nắng và hạn chế đi vào mùa mưa từ tháng 4 - 10.
Mùa nắng ở Hưng Yên đẹp tuyệt vời với khung cảnh đẹp bình dị của làng quê Bắc Bộ và không khí nhộn nhịp của nhiều lễ hội hấp dẫn như: lễ hội đền Mẫu, lễ hội đền hóa Dạ, đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch…
Nếu bạn yêu thích khám phá những vùng đất mới và hứng thú với việc tìm hiểu văn hóa thì Hưng Yên chính là điểm dừng chân phù hợp cho chuyến đi sắp tới.
1. Đền Chử Đồng Tử
Đề cập đến một trong những truyền thuyết cổ xưa nhất, câu chuyện về Chử Đồng Tử, nổi tiếng và lưu truyền từ lâu. Hưng Yên sở hữu hai đền thờ Chử Đồng Tử, là Đa Hòa và Dạ Trạch, được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Đặc biệt, Đa Hòa nổi bật với kiến trúc độc đáo và Bách thọ gốm trạm trổ.
2. Làng Nôm - Quần thể làng cổ nhất Việt Nam
Được mệnh danh là một trong những địa điểm "check-in" tại Hưng Yên, làng Nôm là ngôi làng có tuổi đời lâu nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ. Khám phá làng Nôm mang đến những hình ảnh quen thuộc với cây đa, bến nước, và những mái nhà tranh. Mỗi kiến trúc ở làng Nôm là một tác phẩm nghệ thuật với niên sử hàng trăm năm.
3. Chùa Phúc Lâm - Ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị
Chùa Phúc Lâm
Với kiến trúc dát vàng, Chùa Phúc Lâm tạo ấn tượng mạnh mẽ. Vẻ đẹp lộng lẫy vàng rực rỡ của ngôi chùa khiến du khách bị cuốn hút. Khám phá những kiến trúc ấn tượng và khung cảnh bình yên tại đây là trải nghiệm đáng nhớ.
4. Làng hương Cao Thôn - Trải nghiệm nghề làm hương truyền thống
Làng hương Cao Thôn
Cao Thôn là làng nghề làm hương truyền thống lớn nhất Việt Nam. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng những hàng hương đẹp mắt và trải nghiệm quy trình sản xuất. Nghề làm hương tại làng Cao Thôn không chỉ là nghề truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua thời gian.
5. Phố Hiến - Thương cảng lâu đời nhất cả nước
Phố Hiến
Nổi tiếng với thương cảng lâu đời nhất cả nước, Phố Hiến mang đến không gian cổ kính với những ngôi nhà cổ, mái đình làng và cây đa trăm tuổi. Đến Phố Hiến, du khách có thể khám phá cảnh đẹp tĩnh lặng và thưởng thức các món ngon đặc sản.