Trước quy hoạch phân khu sông Hồng, những ông lớn địa ốc đã quy hoạch trục Nhật Tân – Nội Bài như thế nào?
Hà Nội đang gấp rút triển khai Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng lần thứ 4 (3 lần trước đã triển khai vào các năm 1994, 2007 và 2015). Theo kế hoạch, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng dự kiến phê duyệt vào tháng 6/2021, tổng diện tích khu vực nghiên cứu khoảng 11.000 ha. Riêng sông Hồng chiếm 3.600 ha, đất bãi sông khoảng 5.480 ha (chiếm 50% tổng diện tích).
Hiện đất các bãi sông này đa dạng về loại hình, có đất trống chưa sử dụng và đất trồng rau màu, hoa, cây cảnh; phần còn lại là khu vực đã xây dựng, gồm các làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt..., các khu phố nằm ngoài đê như khu dân cư phường Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá... (diện tích khoảng 1.190 ha).
Các bãi sông này được định hướng xây dựng khu đô thị mới hiện đại, khu nhà ở sinh thái chất lượng cao, công trình công cộng đô thị phục vụ dân cư hai bên bờ sông và nội đô. Do là bãi sông, các công trình thiết kế chịu lũ với tầng một sử dụng đỗ xe, công cộng...
Như vậy, đến thời điểm này, các thông tin về đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng căn bản vẫn “trong vòng bí mật” của cơ quan chức năng và đơn vị triển khai. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể rút ra vài kinh nghiệm qua đồ án quy hoạch Trục đô thị Nhật Tân – Nội Bài hồi năm 2015 do bộ ba tập đoàn Vin Group, Sun Group và BRG thực hiện.
Theo quy hoạch được công bố, tổng diện tích lập Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài là 2.080 ha, gồm 4 đoạn chính với tổng chiều dài khoảng 11,7 km.
Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài được lập trên ý tưởng “Rồng đuổi ngọc” tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long - Hà Nội, xương sống là tuyến cao tốc từ sân bay về trung tâm thành phố, đầu Rồng quay về sông Hồng - Hồ Tây.
Thời điểm lập quy hoạch, lãnh đạo thành phố xác định: “Đây là cửa ngõ Việt Nam và thế giới, tạo hình ảnh tuyến đường có môi trường xanh bền vững, dải phân cách trải dài 2 bên và đan xen không gian cây xanh mặt nước tự nhiên. Trong đó, mặt nước tự nhiên là yếu tố quan trọng, khai thác cùng mặt nước nhân tạo, hình thành tuyến du lịch đường thủy”.
Khu đô thị 2 bên đường Nhật Tân - Nội Bài sẽ là dự án đô thị quy mô nhất của Hà Nội từ nay đến 2030. Trong vài năm tới, kỳ vọng sẽ có một Hà Nội hoàn toàn khác khi hàng loạt công trình được đánh giá là tầm cỡ thế giới, những khu vui chơi lớn nhất khu vực được hoàn thiện. Các sản phẩm cụ thể của đồ án gồm:
Công viên Kim Quy - 'Disneyland' Hà Nội
Tháng 6/2016, Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố Hà Nội đã công bố đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài. Ngay sau khi đồ án trên được công bố, Tập đoàn Sungroup đã cho triển khai dự án Công viên Kim Quy tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.
Với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 4.600 tỷ đồng, Công viên Kim Quy trải rộng trên diện tích hơn 100 ha, được thiết kế kết tinh giữa những nét văn hóa lâu đời của vùng đất Cổ Loa và sự hiện đại của mô hình Universal Studios, Disneyland.
Dự án được Sungroup động thổ trong tháng 9/2016 .Giai đoạn 1 của Công viên Kim Quy dự kiến hoàn thành vào phục vụ năm 2018. Với công viên Kim Quy, đây là lần đầu tiên Thủ đô Hà Nội có một công viên đẳng cấp quốc tế mô phỏng truyền thuyết lịch sử và mang đậm dấu ấn văn hóa của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia lớn thứ 5 thế giới
Sau hơn 1 tháng kể từ ngày Sungroup động thổ, ngày 8/10/2016, Công ty Cổ phầ - VEFAC (thành viên của Tập đoàn Vingroup) cũng khởi côn Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Namng dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia mới.
Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia mới nằm trên địa bàn giao giữa 3 xã Xuân Canh, Mai Lâm và Đông Hội thuộc huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội 15km là dự án triển lãm và hội chợ lớn nhất châu Á và đứng thứ 5 thế giới do Vingroup làm chủ đầu tư, dự án này có quy mô 90 ha.
Trung tâm có có diện tích trên 90 ha với hơn 550.000 m2 xây dựng công trình trong nhà và ngoài trời bao gồm các phân khu chức năng chính như: khu triển lãm trong nhà và ngoài trời, trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm hội nghị và các khu phụ trợ khác như khách sạn 5 sao 52 tầng, trung tâm thương mại… Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào quý IV/2018.
Siêu đô thị thông minh 4 tỷ USD
Ngày 5/6/2017, UBND thành phố Hà Nội, Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo đã ký kết hợp tác phát triển thành phố thông minh tại khu vực Bắc Hà Nội (thuộc hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài) với tổng giá trị hơn 4 tỷ USD, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Theo đồ án quy hoạch mà tập đoàn BRG lập, đây sẽ là một đô thị thông minh, kiến trúc phức hợp theo mô hình là một thành phố hiện đại. Trong đó, nổi bật của siêu dự án 4 tỷ USD này đó là tháp tài chính 108 tầng, cao nhất Thủ đô nằm trong trung tâm của khu đô thị nhìn về phía cầu Nhật Tân và sông Hồng.
Ngoài ra còn có các hạng mục công trình như làng văn hóa ASEAN, khu vực hội chợ, các trung tâm văn hóa, thương mại và các trung tâm hội nghị quy mô, tầm cỡ Đông Nam Á.
Trở lại với đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn 2050, với định hướng xây dựng khu đô thị mới hiện đại, khu nhà ở sinh thái chất lượng cao, công trình công cộng đô thị phục vụ dân cư hai bên bờ sông và nội đô và diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng 11.000 ha, cơ quan chức năng và đơn vị đề xuất quy hoạch chắc chắn sẽ có nhiều việc để làm.