Vì sao lạm phát không quá “đáng sợ”?

Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cả quốc tế và trong nước, lạm phát đang là một chủ đề nóng mà từ người dân, doanh nghiệp, đến các nhà hoạch định chính sách đều quan ngại.

Vì sao lạm phát không quá “đáng sợ”? - Ảnh 1

Lạm phát tăng nhanh nhưng không đáng lo ngại

Đã qua hơn nửa đầu năm 2022 lạm phát vẫn là một vấn đề kinh tế khó đoán trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang xảy ra nhiều biến động không lường trước được. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá rằng tình trạng lạm phát đang có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên hiện tại sự chênh lệch và áp lực giá cả tại Việt Nam chưa quá rõ ràng như những quốc gia khác trong khu vực.

Trong hai năm gần đây, tình hình lạm phát cơ bản phục hồi được khoảng 2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo nghiên cứu gần đây cho thấy lạm phát đã có dấu hiệu lan rộng. Mức lạm phát toàn phần vào tháng 6 đã tăng 0,7% so với tháng trước, gần bằng 3,4% so với năm ngoái. Tuy nhiên, lạm phát vận chuyển vẫn đóng vai trò chủ đạo tăng 3,6% và lạm phát lương thực tăng 0,8% so với tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do tác động mạnh mẽ của chi phí năng lượng đang gia tăng đối với lạm phát lương thực, khi các mặt hàng thực phẩm tăng ở nhiều địa phương bao gồm thịt, trứng và rau củ.

Đồng ý kiến với quan điểm này, nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng lạm phát đã có dấu hiệu tăng tốc, chỉ số CPI (chỉ số giá trị được sử dụng) đạt 3,4% so với cuối tháng 6, và ở mức 2,86% trong tháng 5 và xu hướng gia tăng ở tất cả các nhóm ngành. Các chuyên gia cảnh báo rằng trong 6 tháng cuối năm áp lực lạm phát sẽ càng thấy rõ hơn, dự báo cho rằng lạm phát vào cuối tháng 12 năm nay sẽ tăng lên mức 5% dẫn đến lạm phát đầu năm 2023 tăng cao.

Áp lực lạm phát hiện nay khá lớn nhưng các chuyên gia nhận định rằng CPI bình quân trong năm nay ở nước ta vẫn còn trong mức an toàn 4% mà Chính phủ đặt ra. Theo IMF (qũy tiền tệ quốc tế) dự báo chỉ số này đạt 3,9% vào cuối năm nay.

Vì sao lạm phát không quá “đáng sợ”? - Ảnh 2

Lạm phát có đáng sợ “như lời đồn”?

Mức CPI mục tiêu đề ra là 4% tuy nhiên ngay cả khi lạm phát vượt mức thì cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại, các tổ chức cho rằng mức tăng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, Chính phủ vẫn còn nhiều công cụ giải pháp để kiểm soát lạm phát và ổn định mặt bằng giá chung. Nhiều chuyên gia cho biết các nhóm mặt hàng lương thực thực phẩm có thể chủ động và kiểm soát được nguồn cùng vì nông nghiệp là thế mạnh của Việt Nam, có thể dễ dàng bình ổn giá cả bán hàng, tự chủ được lương thực thực phẩm, nên áp lực lạm phát ít hơn. Hơn nữa, chính sách tiền tệ ở Việt Nam rất linh hoạt có thể ổn định các mục tiêu kinh tế và dễ dàng kiểm soát lạm phát.

Nhiều ý kiến cho rằng lạm phát vẫn kiểm soát tốt ở mức 3,8% trong năm 2022 vì chính sách tiền tệ được hỗ trợ ở mức vừa phải của NHNN giúp cung tiền M2 (M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm gửi tại ngân hàng) ổn định và không tạo áp lực lên lạm phát.

Ngoài ra, biến động giá xăng dầu đang dần ổn định hơn do Chính phủ ưu tiên bình ổn giá cả qua việc giảm thuế môi trường trên giá bán đầu ra và xem xét các đề xuất tới việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng trên giá bán đầu ra nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục leo thang, sẽ giúp kiềm mức gia tăng lạm phát. Vì thế, không nên quá lo lắng về việc lạm phát vì có thể dẫn đến thắt chặt mọi thứ thì khó để phục hồi kinh tế.

Có thể thấy giá cả nhiều mặt hàng tăng nhưng CPI thấp vì Mỹ và EU có chỉ số CPI cao vì trong rổ hàng hóa, dich vụ xăng dầu chiếm khoảng 8-10%. Trong khi đó, ở Việt Nam, mặt hàng này chiếm 3,56%. Chỉ số CPI thế giới tăng cao chủ yếu do nhiều nước phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm giá cao, Việt Nam thì có thể chủ động được giá cả và sản xuất lương thực vì thế chỉ số CPI của nước ta thấp hơn so với các nước khác trên thế giới.

Mức lạm phát ở Việt Nam chậm hơn so với thế giới và mức lạm phát tăng 1,25% là không quá cao vì chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền. Do đó, các chuyên gia kiến nghị để kìm đà tăng của lạm phát thì nên tăng mức tín dụng lên mạnh hơn khoảng 15%. Có thể thấy yếu tố tác động đến lạm phát nhiều nhất là giao thông vận tải vì giá xăng dầu đang tăng, để có thể chống lạm phát cần bình ổn giá xăng dầu bằng cách ngoài giảm thuế bảo vệ môi trường có thể xem xét giảm 30% các thuế phí còn lại.

Theo Chất lượng và Cuộc sống