Xu hướng đầu tư BĐS Long Thành: Cơ hội đầu tư bất động sản trong các siêu đô thị
Long Thành là thị trường BĐS được giới chuyên gia nhận định sôi động trở lại nhanh ngay sau giãn cách xã hội. Điều này là nhờ một loạt thông tin phát triển rầm rộ của các siêu đô thị thương mại, giải trí hiện đại.
Long Thành - điểm đến mới của những siêu đô thị thương mại giải trí hiện đại
Từ việc phát triển các dự án nhà ở quy mô nhỏ, đến quy mô siêu đô thị hàng chục, hàng trăm hecta… có thể nói đó là một bước tiến dài trong quá trình phát triển thị trường bất động sản tại Việt Nam. Bởi, sau một thời gian dài phát triển, tích lũy được quỹ đất lớn ở các khu vực lân cận các thành phố lớn, một số doanh nghiệp bất động sản đã và đang thử sức với mô hình siêu đô thị thương mại, giải trí. Có thể nói, nếu mô hình này thành công dự báo sẽ thay đổi đáng kể bộ mặt đô thị tại Việt Nam trong vài năm tới đây.
Theo giới chuyên môn, có nhiều yếu tố để một siêu đô thị thương mại, giải trí thành công, song, quan trọng nhất là sự kết nối hạ tầng giao thông. Thực tế, đây cũng là điều các doanh nghiệp bất động sản đang chú trọng. Ví dụ tại TP.HCM, các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… là các hướng thành phố sẽ phát triển các đô thị vệ tinh giúp lan tỏa bớt dân cư. Các quy hoạch về hạ tầng giao thông hiện nay cũng cho thấy sự kết nối đến các khu vực này.
Các dự án siêu đô thị thương mại, giải trí đang được triển khai, cũng nằm ở những vị trí có kết nối giao thông rất thuận lợi trong tương lai. Đây cũng chính là sân chơi lớn mà ở đó đòi hỏi những doanh nghiệp phải thực sự có năng lực tài chính, năng lực phát triển dự án, năng lực quản lý dự án. Bởi các chủ đầu tư sẽ phải mất nhiều thời gian mới có thể hình thành được một dự án có quy mô tầm cỡ.
Nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sở hữu sân bay quốc tế hàng đầu khu vực Đông Nam Á, Long Thành đang hội tụ nhiều tiềm năng phát triển siêu đô thị thương mại, giải trí. Đáng chú ý, dự án Gem Sky World đang được định hướng để phát triển thành khu đô thị thương mại giải trí sôi động và sầm uất hàng đầu Long Thành.
Đây sẽ là khu đô thị kiểu mẫu có giá trị lâu dài cho cả cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế khu vực, cũng như "đón đầu" nhu cầu của thị trường khi sân bay quốc tế Long Thành chính thức vận hành".
Dự án được kiến tạo với mục tiêu đem đến cho cư dân những trải nghiệm là nơi “đáng sống” và an cư, đồng thời tận hưởng nhịp sống thương mại, giải trí sôi động và hiện đại.
Một nửa diện tích dự án (49,5%) dành cho công viên cây xanh, trường học, đường giao thông, trung tâm y tế và các công trình công cộng phục vụ cư dân.
Với tổng diện tích 92,2ha cung cấp hơn 4.000 sản phẩm, Gem Sky World được quy hoạch theo mô hình bàn cờ - tiêu chuẩn vàng trong phát triển đô thị bền vững tại nhiều quốc gia trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp… tạo nên hệ thống giao thông kết nối liền mạch, liên thông và đồng bộ.
Kết nối giao thông sẽ là cú hích cho các siêu đô thị
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dự án sân bay Long Thành được xem là dự án hạ tầng “hạt nhân” và sẽ tạo ra động lực tăng trưởng lớn trong định hướng đưa Long Thành trở thành cực tăng trưởng mới cho Đồng Nai. Chính vì vậy, việc quy hoạch hệ thống hạ tầng kết nối cho sân bay Long Thành cũng được tỉnh đặc biệt chú trọng.
Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng cho rằng, khi có sân bay quốc tế trên địa bàn thì sức lan tỏa của sân bay sẽ tác động đến cả một vùng rộng lớn. Do đó, Đồng Nai phải nghiên cứu tất cả những lợi thế mà sân bay Long Thành mang lại để đưa vào quy hoạch, tạo nền tảng cho sự phát triển thực tế sau này. Sau đó, sẽ triển khai từng nội dung một để đưa một vùng xung quanh sân bay phát triển đồng bộ và tận dụng được tối đa các lợi thế.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, bên cạnh những nổi bật về tiềm năng giao thông, hạ tầng, đô thị, dự án Sân bay quốc tế Long Thành được quy hoạch đã trở thành đòn bẩy tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản.
Bởi, khi xét sân bay Long Thành trong mạng lưới hàng không quốc tế, với một vị trí “trời cho” nằm trong tâm điểm của hệ thống các sân bay, Long Thành chắc chắn sau khi xây dựng sẽ trở thành cảng hàng không “bận rộn” nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai gần.
Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam lại bày tỏ quan điểm: “Theo quy luật phát triển đô thị, việc kết nối hạ tầng, phát triển sân bay, cảng nước sâu chính là điểm hút mạnh. Và khi chọn Long Thành với sân bay chính tạo ra một cực hút rất mạnh cho khu vực TP.HCM. Sân bay Long Thành không còn là sân bay nội địa mà là sân bay quốc tế. Bởi nhu cầu vận chuyển hành khách hàng hoá ngày càng lớn trong khi các sân bay như Tân Sơn Nhất đã quá tải. Vì vậy, câu chuyện Long Thành và là vấn đề phát triển không cưỡng lại được, đó là chương trình ưu tiên trước mắt phải làm chứ không phải là tầm nhìn dài hạn nữa”.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Quốc Việt Nam, Giám đốc Marketing cấp cao Tập đoàn Đất Xanh cũng cho rằng, ở đâu có cơ sở hạ tầng thì ở đó có thị trường bất động sản phát triển.
“Có thể thấy sự đầu tư của Chính phủ và tỉnh vào cơ sở hạ tầng Đồng Nai là rất lớn, không chỉ ngắn hạn trong 10 năm mà là 30 năm. Ví như cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đồng Nai và Vũng Tàu cũng đang nghiên cứu làm cao tốc kết nối hai tỉnh này…
Ngoài ra, cụm cảng Cái Mép cũng lớn nhất ở Việt Nam… Có nghĩa, sân bay Long Thành chính là điểm 'lõi' để các tuyến cao tốc kết nối xung quanh. Như vậy, có hai cơ sở hạ tầng lớn hàng đầu ở Long Thành là sân bay và cảng nước sâu, cùng với 5 tuyến cao tốc và cầu Cát Lái. Qua đó để thấy đây là khu vực cực kỳ tiềm năng với quy mô đầu tư lớn”, ông Nam nói.
Và với “làn gió mới” tràn đầy năng lượng mà các tên tuổi uy tín như Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Đất Xanh, Vingroup đang mang đến cho thị trường bất động sản Long Thành thông qua những siêu đô thị, giới nghiên cứu thị trường nhận định, chỉ trong 1 - 2 năm tới đây, khu vực này hoàn toàn có khả năng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và khai thác lớn cho các nhà đầu tư.