Bất động sản 24h: Chung cư Hà Nội bán cắt lỗ hàng trăm triệu, nên mua luôn hay chờ giảm tiếp?

Chung cư Hà Nội bán cắt lỗ hàng trăm triệu, mua luôn hay chờ giảm tiếp?; Nhìn lại bức tranh doanh nghiệp VLXD năm 2020; Chiến lược “phục hồi xanh“: 12 việc có thể làm ngay... là những tin tức đáng chú ý 24h qua.

Chung cư Hà Nội bán cắt lỗ hàng trăm triệu, nên mua luôn hay chờ giảm tiếp?

Thị trường bất động sản sau Tết Nguyên đán 2021, nhất là phân khúc căn hộ chung cư ở Hà Nội đã và đang xuất hiện thông tin rao bán cắt lỗ hàng trăm triệu đồng. Hiện tượng này không chỉ diễn ra ở chung cư giá rẻ mà ngay cả phân khúc cao cấp cũng có.

Cách đây 4 năm, chị Thu Hường đã bỏ số tiền 1,3 tỷ đồng để mua căn hộ chung cư 65m2 ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), cộng với tiền làm nội thất cơ bản hết 150 triệu đồng, tức là căn hộ có giá 1,45 tỷ đồng. Đến giữa năm 2020 vì cần tiền làm ăn nên chị đã rao bán căn hộ đúng bằng chi phí bỏ ra là 1,450 tỷ đồng.

Nhưng, rao bán gần 1 năm vẫn chưa có khách mua được nên chị Hường đành chấp nhận rao bán lỗ 200 triệu đồng...

Chung cư bán cắt lỗ, người mua có nên xuống tiền lúc này?  
Chung cư bán cắt lỗ, người mua có nên xuống tiền lúc này?  
Nhìn lại bức tranh doanh nghiệp vật liệu xây dựng năm 2020: Nơi thăng hoa, nơi sầu thảm

Thép vẫn là ngành hưởng lợi nhiều nhất từ giá vật liệu tăng và một phần từ việc đầu tư công được đẩy mạnh trong những tháng cuối năm 2020. Kết quả là không ít doanh nghiệp ngành thép thu lợi nhuận cao bất chấp dịch Covid-19.

Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đã liên tục khiến các nhà đầu tư đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác trong năm 2020. Riêng trong quý IV/202, Hòa Phát ghi nhận 26.166 tỷ đồng doanh thu và 4.660 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng tương ứng 43% và 142% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục lịch sử trong một quý của Hòa Phát. Lũy kế cả năm 2020, Hòa Phát đạt doanh thu hợp nhất 91.279 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2019; lợi nhuận sau thuế 13.506 tỷ đồng, tăng 78%. Giá cổ phiếu của công ty này theo đó cũng dậy sóng trong thời gian dài.

Trong khi giá thép tăng kỷ lục trong năm 2020, giá than cũng tăng theo, giá điện về cơ bản cũng tăng lên (đối với sản xuất) thì giá xi măng vẫn chưa thể tăng. Điều này đã khiến các doanh nghiệp xi măng vẫn ở trong thế khó.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2020 cho thấy, CTCP Xi Măng Vicem Hà Tiên (Mã: HT1) hiện dẫn đầu thị phần tại khu vực miền Nam, chỉ lãi 154 tỷ đồng trong quý cuối năm, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu thuần giảm xuống còn 2.212 tỷ đồng.

Kết quả năm 2020, Xi măng Hà Tiên ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.963 tỷ đồng, lãi sau thuế 615 tỷ đồng, lần lượt giảm 10% và 17% so với năm 2019.

Ở mảng đá xây dựng, do đặc thù ngành, giá thành đá xây dựng phụ thuộc nhiều vào chi phí vận chuyển...

2020 là một năm nhiều biến động với ngành vật liệu xây dựng  
2020 là một năm nhiều biến động với ngành vật liệu xây dựng  
Thế giới hậu đại dịch: Đô thị sẽ không lụi tàn, nhưng thay đổi

Cho dù bệnh dịch hạch đã tàn phá các thành phố châu Âu suốt thời Trung cổ và các thành phố châu Á đến đầu thế kỷ 20, dịch cúm Tây Ban Nha đã giết chết hơn 50 triệu người hồi năm 1918, nhưng các đô thị lớn vẫn trỗi dậy sau đó. GS. Richard Floria ở ĐH Toronto cho rằng, đô thị rồi sẽ lại trỗi dậy sau đại dịch, vì cơ hội việc làm nhiều hơn và thu nhập tốt hơn, có những dự đoán rằng các đô thị sẽ lụi tàn sau những cú sốc này, nhưng sức sống của các đô thị luôn mạnh mẽ hơn bệnh dịch. 

Dù vậy, sẽ có những làn sóng dịch chuyển từ đô thị về ngoại ô, đặc biệt của các gia đình có trẻ em và những người dễ tổn thương, do những sợ hãi về mật độ và giao thông công cộng. “Nhưng có những lực hút khác, thu hút những người trẻ nhiều tham vọng đến các đô thị để tìm kiếm cơ hội cá nhân và nghề nghiệp”. 

Đại dịch đang biến đổi cuộc sống ở các đô thị, nó phá huỷ thương mại, hạn chế quyền tiếp cận không gian công cộng, đe dọa các bệnh viện, gây căng thẳng cho hạ tầng kỹ thuật số, gia tăng thách thức về sức khoẻ tâm thần khi người dân buộc phải ở nhà trong suốt thời gian dài.

Robert Muggah, người sáng lập Viện Igarape cho rằng các phương tiện vận tải công cộng sẽ chật vật để duy trì lượng hành khách khổng lồ hiện tại nếu không có những điều chỉnh để đáp ứng việc giãn cách xã hội. Ô tô không người lái sẽ trở nên quan trọng.

“Đại dịch đang bộc lộ chất lượng quản trị và quy mô bất bình đẳng trong các thành phố trên toàn cầu, nhưng cũng tạo cơ hội để các nhà quy hoạch đô thị, chính quyền và doanh nhân xây dựng trở lại tốt hơn”, Robert đánh giá...

Chiến lược “phục hồi xanh“: 12 việc có thể làm ngay

TS. Cấn Văn Lực  
TS. Cấn Văn Lực  
Trên thế giới, chiến lược "phục hồi xanh" trong và sau đại dịch Covid-19 đã và đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Hầu hết các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Phát triển LHQ (UNDP)… đều nhấn mạnh cần thiết kế chương trình phục hồi xanh, phục hồi bền vững trong ít nhất là 5 - 10 năm tới.

Trong đó, tôi rất đồng tình với cách tiếp cận toàn diện của OECD. Đành rằng trong bối cảnh dịch bệnh, lượng khí thải CO2 có vẻ ít đi do nhà máy ít hoạt động hoặc không hết công suất, chất lượng không khí cải thiện phần nào do ít hoạt động công nghiệp hơn, xe cộ đi lại ít hơn...; nhưng tất cả những hiện tượng này chỉ là tạm thời, vì khi dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động này lại diễn ra bình thường và mức độ ô nhiễm chưa thể cải thiện.

Trong khi đó, dịch bệnh đã và đang mang lại nhiều hệ lụy môi trường như chất thải y tế tăng mạnh, khẩu trang vứt bừa bãi, đồ nhựa dùng một lần tăng do nhu cầu đóng gói, vận chuyển, trong khi đó, năng lực tái chế và nhu cầu hàng tái chế lại giảm.

Dịch bệnh vừa là nguyên nhân (tác động tiêu cực đến môi trường như nêu trên), vừa là hậu quả từ quá trình tàn phá thiên nhiên, phá rừng, thay đổi hệ sinh thái, buôn bán động vật hoang dã, biến đổi khí hậu… khiến nguy cơ truyền bệnh từ động vật sang người tăng lên. Dịch bệnh như SARS (2003), MERS (2012), EBOLA (2014), Zika (2015), Covid-19 đang mau dần và mức độ nguy hiểm gia tăng.   

Ngôi nhà chỉ 4.000 USD và dựng trong 1 ngày, tại sao không?

Bất động sản 24h: Chung cư Hà Nội bán cắt lỗ hàng trăm triệu, nên mua luôn hay chờ giảm tiếp? - Ảnh 1

Bạn có thể xây một ngôi nhà trong một ngày? Một ngôi nhà chắc chắn, tiết kiệm năng lượng, không tốn kém và vô cùng thẩm mỹ không? Vào năm 2021 của thời đại mới này, câu trả lời hoàn toàn có thể với công nghệ in 3D.

Công nghệ in 3D đã ra đời từ rất lâu (năm 1980) và được thử nghiệm trong nhiều dự án trên khắp thế giới. Các ngôi nhà đang được in theo công nghệ 3D, đã hoàn thiện và đã có người vào ở.

In 3D là phương pháp in trước vật liệu xây dựng như nhựa, bê tông, đá tổng hợp và hempcrete (hỗn hợp bê tông và sợi gai dầu làm tăng cường độ cứng của bê tông) bằng hệ thống giàn cần cẩu hoặc cách tay robot. Mỗi công nghệ có thể in ra một ngôi nhà với kích thước và vật liệu khác nhau, thậm chí có thể in một ngôi nhà hai tầng với đầy đủ nền móng, sàn nhà, tường, mái, cầu thang...

Tất cả những phần đó có thể được in trong nhà máy và vận chuyển đến lắp ghép thành một ngôi nhà hoàn chỉnh. Hầu như máy in cho một căn nhà nhỏ có thể đặt tại chỗ, với nhà diện tích khoảng 56 - 74m2. Nhưng nó có thể di chuyển để có thể in các khu vực liền kề và xây dựng nhà với bất cứ kích thước nào...

Linh Chi (tổng hợp)

Theo Reatimes