Bất động sản nơi nào vẫn đang là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư?
Với nhiều dư địa phát triển, thị trường bất động sản (BĐS) Bình Phước đang là đích ngắm của nhà đầu tư có kinh nghiệm.
Thị trường bất động sản tiềm năng tại khu vực Đông Nam Bộ
Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất trong 19 tỉnh thành khu vực phía Nam, địa phương nằm tại vị trí chiến lược quan trọng trong việc kết nối giao thương với các tỉnh khu vực Tây Nguyên – Tây Nam Bộ với vùng kinh tế trong điểm phía Nam. Do đó, Bình Phước có khả năng tạo cộng hưởng động lực phát triển với toàn vùng là rất lớn.
Với việc tập trung phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông liên vùng các chuyên gia đánh giá rằng, Bình Phước là khu vực ít chịu biến động tiêu cực khi thị trường bất động sản giảm tốc nhưng sẽ luôn là “điểm nóng” đầu tiên khi thị trường khởi sắc.
Cụ thể, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã và đang được tỉnh Bình Phước đầu tư triển khai mạnh mẽ. Điển hình như cao tốc TP HCM - Chơn Thành - Đắk Nông được xây dựng tổng mức đầu tư khoảng 24.275 tỷ đồng; tuyến Đồng Phú - Bình Dương với tổng vốn đầu tư 2.253 tỷ đồng; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư tổng vốn đầu tư 948,6 triệu USD; quốc lộ 14 C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An tổng chi phí đề xuất nâng cấp là 280 tỷ đồng. Cùng với đó là phát triển hệ thống bến bãi, cảng cạn, cầu vượt… nhằm tạo lợi thế cho xuất, nhập khẩu hàng hóa trong vùng và các nước trong khu vực.
Ngoài ra, tỉnh cũng dự kiến khởi công mới các dự án như: Xây dựng đường giao thông phía Tây QL.13 kết nối Bàu Bàng - Chơn Thành - Hoa Lư; nâng cấp đường QL.13 đoạn Liên ngành - Hoa Lư; xây dựng đường ĐT.753B kết nối với đường Đồng Phú - Bình Dương. Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư theo hình thức BOT như: Dự án nâng cấp, mở rộng ĐT741, dự án BOT đường Đồng Phú - Bình Dương.
Không chỉ vậy, hiện tại Bình Phước còn có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686ha, Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (28.000ha), 9 cụm công nghiệp. Giai đoạn 2021-2030, trên địa bàn tỉnh dự kiến thành lập 32 cụm công nghiệp.
Kết thúc năm 2022, Bình Phước đã phát huy và tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh về vị trí, quỹ đất, hạ tầng, thu hút 10.800 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước thu hút FDI với số vốn đăng ký mới và điều chỉnh 150 triệu USD.
Sự ổn định của kinh tế - xã hội tiếp tục là động lực để Bình Phước kêu gọi, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay, tỉnh đã thu hút được 370 dự án FDI với số vốn 3 tỷ 465,7 triệu USD từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bình Phước thu hút nhiều dự án lớn
Nhờ vị trí giáp biên giới và là cửa ngõ liên kết 2 vùng trọng điểm là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nhiều dự án lớn, hàng ngàn doanh nghiệp đã chọn Bình Phước là nơi đặt nhà máy và làm khu công nghiệp. Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chính là yếu tố góp phần giúp thúc đẩy thị trường BĐS tại Việt Nam nói chung và tại Bình Phước nói riêng.
Theo quy hoạch, đến năm 2030 Bình Phước sẽ trở thành “tỉnh công nghiệp” có GDP đứng đầu cả nước, đến năm 2050 sẽ phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại với tốc độ phát triển bền vững. Nhờ đó, các nhà đầu tư dự đoán Bình Phước chính là “tâm điểm” để đầu tư BĐS trong làn sóng dịch chuyển công xưởng thế giới về Việt Nam sau đại dịch.
Đại diện một chủ doanh nghiệp BĐS tại Bình Phước cho biết, từ cuối năm 2021 đến nay, thị trường BĐS Bình Phước trở nên nhộn nhịp hơn rất nhiều. Đặc biệt là sau thời gian giãn cách vì dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư đã đến địa phương này tìm kiếm cơ hội, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư tại TP.HCM và Hà Nội.
Theo sóng hạ tầng, giá đất tại một số khu vực có sức bật về giao thông tại Bình Phước cũng tăng mạnh. Điển hình như tại tuyến đường ĐT 753, giá BĐS tăng 2 - 3 lần; BĐS tại dọc tuyến đường Quốc lộ 14, gần các khu công nghiệp cũng tăng lên gấp 3 lần. Các giao dịch mua bán diễn ra nhộn nhịp, lượng giao dịch từ đầu năm 2022 tới nay tăng gấp 1,5 lần so với thời điểm cuối năm 2021.
Các lợi thế về chính sách kêu gọi đầu tư, hạ tầng giao thông xây dựng mạnh mẽ cùng giá BĐS còn rẻ đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho Bình Phước trong mắt giới đầu tư địa ốc và công nghiệp. Thời gian qua, nhiều ông lớn đã đổ về Bình Phước để tìm hiểu cơ hội đầu tư và phát triển nhiều dự án tầm cỡ như tập đoàn Vingroup, Cát Tường Group hay Đất Xanh Group.
Các doanh nghiệp có tiềm lực và uy tín này đang mở ra một xu thế mới trong việc phát triển các dự án BĐS tại Bình Phước với việc tập trung vào giải quyết nhu cầu nhà ở thực chất, tiêu chuẩn chất lượng nhằm hình thành các khu dân cư sôi động, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và vùng lân cận theo chủ trương của Chính phủ.
Các chuyên gia của Savills Việt Nam cũng nhận định, mặc dù trong bối cảnh nguồn vốn hạn chế và nguồn cung mới sạch khan hiếm, hiện tại thị trường BĐS vẫn ghi nhận nhiều giao dịch. 80% lượng giao dịch thành công đến từ những dự án có pháp lý vững chắc và tiến độ xây dựng đảm bảo như cam kết.
Điều đó cho thấy nhóm khách hàng có sẵn tài chính sẽ nhìn vào tiến độ xây dựng và tính pháp lý của dự án và xem đây là yếu tố quyết định để mua bất động sản.