Cập nhật giá nhà đất tại Tây Nguyên: Những khu vực từng ‘nóng ran’ nay đã hạ nhiệt?

Trong khoảng 2 năm gần đây, thị trường bất động sản khu vực Tây Nguyên sôi động với sự đổ bộ của nhiều đại gia địa ốc với các dự án quy mô lớn khiến thị trường này lên cơn sốt thời điểm đầu năm 2021. Tuy nhiên, đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4 đã khiến khu vực Tây Nguyên có những biến động đáng kể.

Dịch Covid-19 và các quyết định chấn chỉnh thị trường khiến bất động sản khu vực Tây nguyên không có nhiều biến động. Hiện tượng sốt giá cục bộ vùng ven đã hoàn toàn bị chặn đứng và sức cầu thị trường bất động sản giảm đáng kể, lên đến 20 – 30% so với quý 1/2021. Tuy nhiên, thực trạng này diễn ra ở Đắc Lắk là chính – nơi chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh. Tại Đắc Lắk, trong quý 3/2021, khách hàng vẫn quan tâm các sản phẩm dự án, tuy nhiên do dịch bệnh nên các hoạt động chào bán chủ yếu là bán online, không có sản phẩm mới. Vì vậy, việc giao dịch diễn ra chậm, giá cả không thay đổi và có phần giảm nhẹ so với các quý trước.

Đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4 đã khiến BĐS khu vực Tây Nguyên trầm lắng.  
Đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4 đã khiến BĐS khu vực Tây Nguyên trầm lắng.  

Tại Lâm Đồng, với tình hình kiểm soát dịch tốt, Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng vẫn là điểm an toàn. Theo bà Lê Thắm, Phó Giám đốc Tâm Real chi nhánh Đà Lạt, giá bất động sản Đà Lạt không có dấu hiệu đi xuống. Giá đất khu vực trung tâm dao động từ 200-500 triệu đồng/m2, bán kính 5-10km khu vực trung tâm, dao động từ 10-100 triệu đồng/m2. Đất nền tại các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà (những huyện có thông tin quy hoạch sáp nhập vào TP Đà Lạt mở rộng) đang được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Giá đất tại các khu vực vùng ven thành phố này dao động tầm 800 ngàn – 5 triệu đồng/m2 dành cho đất không thổ cư, có sổ hồng, đường bê tông, xe hơi; đất thổ cư có giá dao động từ 5 – 15 triệu đồng/m2.

Trong tình hình dịch vẫn đang diễn biến, thì các homestay, nhà nghỉ dưỡng của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cá nhân không có hiện tượng bán giảm giá trong đợt dịch thứ tư này. Riêng các vùng như Đà Lạt, Bảo Lộc … thì những nhà đầu tư bằng vốn vay ngân hàng vì dịch bệnh không có khách hàng, sụt giảm nguồn thu nên buộc họ phải cắt lỗ sớm. Tuy nhiên, sức mua và thanh khoản rất chậm mặc dù đơn đặt hàng và lượng khách hỏi mua vẫn có. Nguyên nhân là việc siết chặt đi lại do dịch bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao dịch mua bán thời gian qua.

https://www.youtube.com/watch?v=gVunik3IOvE

Nhìn chung, thị trường bất động sản hiện nay sẽ đối diện với sức cầu giảm trên hầu hết các địa phương của khu vực và chỉ những sản phẩm đã hoàn chỉnh pháp lý, hạ tầng đồng bộ và giá cả hợp lý cộng với chính sách bán hàng ưu đãi tốt mới tạo được sự quan tâm của nhà đầu tư và khách hàng trong giai đoạn cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Dự báo trong quý 4/2021 và năm 2022, thị trường khu vực Tây Nguyên sẽ tiến triển theo hướng tích cực và khởi sắc.

Minh Đức

Theo Kinh doanh & Phát triển