Cơ hội “bứt phá” của thị trường bất động sản Tây Nam Bộ
Nhờ điều kiện thuận lợi về tự nhiên, khí hậu, hạ tầng giao thông đã và đang được triển khai mạnh mẽ nên thị trường trường BĐS Tây Nam bộ đang thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhiều cơ hội để “cất cánh”
Tây Nam Bộ có diện tích 40,6 nghìn km2 chiếm 12,3 diện tích cả nước, vùng bờ biển kéo dài đế 700km tạo điều kiện cho phát triển kinh tế biển. Được hình thành, tích tụ từ phù sa đã góp phần góp đồng bằng sông Cửa Long là vựa lúa lớn nhất cả nước. Hiện nay là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Miền Tây Nam Bộ có vị trí địa lý nằm liền kề vùng Đông Nam bộ, phía Bắc giáp với Camphuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan và phía Đông, Đông Nam giáp với Biển Đông.
Miền Tây Nam bộ cũng sở hữu đường bờ biển kéo dài chạy dọc theo các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau với nhiều địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Ngoài ra còn bao gồm các đảo và quần đảo lớn nhỏ như là đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, Hòn Khoai.
Các tỉnh miền Tây có tất cả 13 tỉnh là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cà Mau.
Đây cũng là khu vực được nhiều chuyên gia đánh giá sở hữu nhiều tiềm năng để thị trường bất động sản bứt phá trong thời gian tới. Năm 2024 được các chuyên gia nhận định là năm bản lề trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường BÐS Việt Nam, trong đó BÐS Tây Nam Bộ được đánh giá là thị trường nổi bật, điểm sáng về biên độ lợi nhuận khi sở hữu mặt bằng giá BÐS thấp so với cả nước, động lực và tăng trưởng kinh tế cao.
Tại một hội thảo diễn ra mới đây, ông Dương Quốc Thủy, Chủ tịch Hiệp hội BÐS TP Cần Thơ, cuối năm 2023, sóng gió của thị trường BÐS Việt Nam đang dần khép lại, xuất hiện những điểm sáng, tạo bước đệm cho thị trường có khởi sắc trong những năm sắp tới. Cụ thể dòng vốn cho lĩnh vực BÐS được khơi thông sau khoảng thời gian bị “siết chặt”, 4 lần giảm lãi suất điều hành của NHNN đã tác đ,ng rõ nét đến thị trường BÐS. Năm 2023, việc sửa đổi 3 luật lớn bao gồm: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BÐS, Luật Ðất đai được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến thị trường địa ốc.
Năm 2023 cũng là năm loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, quy mô lớn được phê duyệt chủ trương đầu tư, triển khai xây dựng hoặc về đích, trong đó, phải kể đến một số dự án nổi bật như vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, vành đai 4 Hà Nội, cầu Cần Giờ, cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Nhất là sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các bộ, ngành khi có hơn 20 nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị, công điện với mục đích tháo gỡ khó khăn cho thị trường, DN, nhà đầu tư BÐS và người dân.
Trong bối cảnh chung của cả nước, khu vực Tây Nam Bộ là một trong những địa phương được hưởng lợi từ các yếu tố tích cực của thị trường BÐS. Ðặc biệt là khi Tây Nam Bộ là một trong những vùng có hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm được hoàn thành và khởi công trong giai đoạn 2023-2025. BÐS Tây Nam Bộ đang có nhiều cơ hội để “cất cánh” trong vận hội phát triển của BÐS thời kỳ mới.
Ông Nguyễn Văn Ðính, Chủ tịch Hội Môi giới BÐS Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội BÐS Việt Nam, cho rằng khu vực Tây Nam bộ đang được Chính phủ và các nhà đầu tư quan tâm triển khai các dự án. Hạ tầng giao thông từ TP Hồ Chí Minh về TP Cần Thơ được kết nối giúp rút ngắn thời gian di chuyển. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng còn tạo ra không gian kinh tế, không gian giao thương giữa TP Cần Thơ và vùng Tây Nam bộ với TP Hồ Chí Minh và vùng Ðông Nam Bộ. Tạo thành vùng kinh tế rộng lớn tương tác và kích thích quá trình phát triển.
Trong tương lai Tây Nam bộ sẽ trở thành điểm sáng mới về phát triển kinh tế. Khu vực Tây Nam bộ còn nhiều dư địa về quỹ đất, về giá trị BÐS khi giá BÐS còn thấp so với các vùng khác trên cả nước, quan trọng là không ảnh hưởng bởi bão lũ, có rất nhiều “đại bàng”, “cá mập” đang làm sẵn tổ. Vì vậy với chủ trương của Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công vào khu vực Tây Nam bộ sẽ giúp phát huy, khai thác được những dư địa và tiềm năng sẵn có của vùng và tạo ra sức bật trong thời gian tới. Các tỉnh, thành vùng Tây Nam bộ cần nhanh chóng nắm bắt thời cơ, ngoài đầu tư vào hệ thống giao thông, cần tập trung đầu tư vào các hệ thống hạ tầng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và kích thích sự phát triển.
Giá bất động sản sẽ tăng?
Theo ông Dương Quốc Thủy, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Cần Thơ, sẽ có tác động lớn trong cơ cấu về phân khúc bất động sản khi pháp luật cấm phân lô bán nền trong các đô thị đặc biệt và loại I, II, III. Khi luật cấm, thì đất nền tự phân lô trong giai đoạn tới chắc chắn sẽ giảm. Với những dự án được phân lô đã được cấp phép, thì đây là nguồn cung sản phẩm đất nền cuối cùng trong năm nay được tồn tại trong các đơn vị này. Dự báo giá đất nền trong những năm tới sẽ tăng.
“90% đất nền trên thị trường do cá nhân tự phân lô, doanh nghiệp có rất ít. Trong dài hạn, quy định trên giúp thị trường đất nền phát triển bền vững, lành mạnh hơn. Đây là giải pháp bền vững, giúp đô thị Việt Nam ngày càng đẹp hơn, trật tự hơn”, ông Thủy nhận định.
Trong khi đó, lấy ví dụ để thấy tiềm năng trỗi dậy của bất động sản gắn với hạ tầng giao thông, ông Nguyễn Văn Đính cho biết, tại thời điểm 10 năm trước Quảng Ninh chỉ là một tỉnh nhỏ, cơ sở hạ tầng, kinh tế kém phát triển.
Tuy nhiên, lại có rất nhiều cơ hội phát triển, khi hệ thống giao thông được đẩy mạnh rất nhiều nhà đầu tư bất động sản đã tìm đến khu vực này. Trong đó có thể kể đến nhiều tên tuổi lớn Geleximco, Vingroup, Sungroup, BIM... cùng các dự án quy mô.
“Nói như vậy để thấy, thực tế, bất động sản Tây Nam bộ cũng có những tiềm năng rất lớn. Bên cạnh đó, giá bất động sản khu vực lại đang rất thấp, hơn hết lại có nhiều “đại bàng” đang ẩn mình. Khi đầu tư công, hệ thống cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh sẽ thúc đẩy những yếu tố có sẵn của khu vực phát triển”, ông Đính nhấn mạnh.
Về giá BĐS, giá bán sơ cấp có xu hướng tăng, đặc biệt là phân khúc căn hộ tăng 5-10%; phân khúc căn hộ chung cư cao cấp trở thành xu hướng an cư và đầu tư mới, được đón nhận tích cực; giá bán thứ cấp đi ngang và có xu hướng tăng nhẹ.
Các chuyên gia cũng cho rằng, khi ba luật liên quan bất động sản vừa được thông qua gồm: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đồng loạt có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 là điểm nhấn cho thị trường này có dấu hiệu khởi sắc.
Ông Phạm Văn Luận, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Bất động sản TP Cần Thơ cho biết, năm 2024, giá bất động sản ở khu vực Tây Nam Bộ có xu hướng tăng, đặc biệt phân khúc căn hộ có thể tăng từ 5 – 10%. Nguyên nhân do nguồn cung các dự án tiếp tục khan hiếm trong năm nay.
“Năm nay, giá bán sơ cấp sẽ tăng trong khi giá bán thứ cấp đi ngang và dự báo cũng sẽ tăng nhẹ. Phân khúc căn hộ chung cư cao cấp sẽ trở thành xu hướng an cư và đầu tư mới, được thị trường đón nhận tích cực. Riêng phân khúc đất nền sẽ tăng giá mạnh bởi quy định không được phân lô bán nền ở các đô thị loại đặc biệt có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025” ông Phạm Văn Luận cho hay.