Kế hoạch kinh doanh của Đạt Phương Group năm 2022 có gì đáng chú ý?
(CL&CS) - Tại Đại hội đồng cổ đông Đạt Phương Group đã xác định mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt hơn 3.825 tỷ đồng, tăng 150,3% so với năm 2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 523,86 tỷ đồng, tăng 103,9% so với năm 2021.
Bất động sản vẫn là lĩnh vực mũi nhọn
Tại bản báo cáo kết quả doanh thu hợp nhất năm 2021, ngành bất động sản đạt doanh thu gần 944 tỷ đồng, và quý I năm 2022 doanh thu đạt hơn 229 tỷ đồng.
Đạt Phương Group xác định, bất động sản tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn, mục tiêu doanh thu thuần đạt 1095 tỷ đồng, dự kiến ra mắt dự án Casamia Cồn Tiến vào tháng 6-2022, triển khai vận hành, khai thác kinh doanh các clubhouse tại 2 khu đô thị Casamia và Casamia Calm Hoi An.
Bên cạnh đó, Đạt Phương tiếp tục đẩy nhanh các giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho những sản phẩm mới tại các tỉnh thành khác. Lĩnh vực dịch vụ du lịch và nghỉ dưỡng đầu tư phát triển thương hiệu khách sạn Đạt Phương với phân khúc 4 - 5 sao, mục tiêu 500 phòng. Các khách sạn được thiết kế với phong cách khác biệt, tạo điểm nhấn, dự kiến quý III-2022 khởi công khách sạn đầu tiên tại khu đô thị Casamia.
Trước đó, Đạt Phương Group cũng đã có những thành tựu đáng chú ý về lĩnh vực bất động sản như dự án quần thể Biệt thự nổi Sinh thái Casamia tại Hội An tại thôn Võng Nhi, xa Cẩm Thanh, TP Hội An. Dự án này được xây dựng trên tổng diện tích 15,6 ha với tổng mức đầu tư lên đến 1.398 tỷ đồng.
Dự án Khu đô thị Đồng Nà tại phường Cẩm Hà có diện tích 6,4ha bao gồm khách sạn, villas, clubhouse, nhà hàng, công viên… Dự án bất động sản Khu đô thị Bình Dương có tổng mức đầu tư 4.647,2 tỷ đồng, trên diện tích 183 ha thuộc địa phận huyện Thăng Bình.
Trước đó, vào tháng 3/2021, tỉnh Quảng Nam đã cho phép Đạt Phương Group chuyển đổi hơn 1ha rừng dừa nước phòng hộ sang mục đích khác để đầu tư dự án bất động sản Khu đô thị Cồn Tiến tại TP Hội An. Với mức đầu tư 620 tỷ đồng trên diện tích 30 ha và đã được chính quyền địa phương phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500, phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng đợt 1.
Đạt Phương Group là ai? Tiềm lực kinh tế thế nào?
Năm 2002, Đạt Phương Group ra đời, hoạt động chủ yếu lĩnh vực xây dựng cầu đường, công trình thuỷ lợi với nhiều dự án nổi bật như: Công trình Cầu Trái Hút (Yên Bái); cầu Cửa Đại –Quảng Nam; Gói thầu số 07 thuộc Dự án Đầu tư xây dựng nút giao Nam Cầu Bính Gói thầu Thi công xây lắp đoạn 2 thuộc Dự án Đường trục chính Khu công nghiệp Tam Thăng Gói thầu số 14 thuộc Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây - giai đoạn 1, tỉnh Thừa Thiên Huế…
Người sáng lập ra Đạt Phương Group là ông Lương Minh Tuấn hiện đang là Chủ tịch của tập đoàn. Tính đến thời điểm 2021, doanh nhân sinh năm 1970 này nắm giữ 15,94% Đạt Phương, và cùng người có liên quan sở hữu 37,7% cổ phần DPG.
Với tham vọng “kiềng ba chân”, Đạt Phương Group quyết định đẩy mạnh về lĩnh vực thủy điện và bất động sản. Doanh nghiệp của Chủ tịch Lương Minh Tuấn đã chủ động giảm tỷ trọng mảng xây dựng và gia tăng doanh thu từ năng lượng, bất động sản, những lĩnh vực có biên lợi nhuận cao.
Năm 2015, mảng xây dựng chiếm tới 94,4% cơ cấu doanh thu và 78,8% cơ cấu lợi nhuận gộp, thì tới nửa đầu năm 2021, mảng xây dựng chỉ chiếm 35,5% cơ cấu doanh thu và vỏn vẹn 3% lợi nhuận gộp của DPG. Ở chiều ngược lại, thuỷ điện từ 5% doanh thu tăng lên 23,9%, lãi gộp từ 21,2% lê 40,7%. Ấn tượng hơn là bất động sản, với tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận gộp tăng từ con số 0 lần lượt lên 39,8% và 56,1%.
Ở thời điểm hiện tại, Đạt phương Group tiếp tục duy trì 3 chân kiềng cốt lõi gồm xây dựng, năng lượng, bất động sản và bổ sung thêm mảng dịch vụ khách sạn nghỉ dưỡng. Công ty mẹ giữ vai trò xây dựng chiến lược, hoạch định các nguồn lực, mục tiêu doanh thu thuần đạt 2490.94 tỷ đồng, tăng trưởng 162,7% so với năm 2021. Các công ty con thực thi chiến lược và có không gian mạnh mẽ để chủ động tăng trưởng theo thế mạnh của mình.
Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2022, Đạt Phương Group vẫn nắm giữ niềm tin của cổ đông kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị