Loạt công ty con của 'ông lớn' Ngân hàng BIDV đang làm ăn ra sao?

BIDV là một trong những ngân hàng sở hữu nhiều công ty con bậc nhất hệ thống ở nhiều ngành nghề, từ bảo hiểm, cho thuê tài chính đến chứng khoán, thậm chí có cả ngân hàng liên doanh, công ty liên kết.

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2020, tính đến 30/9, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đầu tư tổng cộng gần 2.707 tỷ đồng vào góp vốn, đầu tư dài hạn. Trong đó, đầu tư vào công ty liên kết hơn 602 tỷ đồng và góp vốn liên doanh hơn 1.993 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với thời điểm cuối năm 201; đầu tư dài hạn khác hơn 215 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 0,4%.

Đáng lưu ý, dù có quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu lớn nhất nhì hệ thống ngân hàng nhưng BIDV đang khai thác tài sản (ROA) và sử dụng nguồn vốn (ROE) kém hiệu quả so với các ngân hàng khác. Kết thúc 9 tháng đầu năm, ROA tại BIDV đạt 0,39% và ROE đạt 7%, con số này đã giảm so với cùng kỳ 2019.

Tính đến 30/9/2020, BIDV có 11 công ty con với tỷ lệ sở hữu từ 33% đến 100%.

Danh sách công ty con của BIDV. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020)
Danh sách công ty con của BIDV. (Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020)
Nguồn: Báo cáo thường niên 2019 tại BIDV.
Nguồn: Báo cáo thường niên 2019 tại BIDV.

Ở mảng bảo hiểm, BIDV hiện sở hữu 51% vốn điều lệ Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BIC

Trong 9 tháng đầu năm 2020, BIC ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế đạt 286 tỷ đồng và gần 234 tỷ đồng, tăng lần lượt 33% và 27% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ cũng tăng 25%, đạt gần 231 tỷ đồng. Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 13%, lên gần 1.354 tỷ đồng.

Tuy kết quả kinh doanh tăng trưởng khá ấn tượng nhưng mục tiền và các khoản tương đương tiền trong 9 tháng đầu năm ghi nhận hơn 102,7 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm.

Nguồn BCTC hợp nhất quý 3/2020 tại BIC.
Nguồn BCTC hợp nhất quý 3/2020 tại BIC.

Trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng tới 40%, lên mức 591 tỷ đồng; nợ ngắn hạn phải trả tăng 5%, lên mức gần 3.424 tỷ đồng. Điều này khiến dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BIC âm hơn 26 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước dương hơn 47 tỷ đồng.

Một công ty con khác là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, Mã: BSI) do BIDV sở hữu  79,94% vốn điều lệ. Trong 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu tại BSC đạt 668,6 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước và sau thuế đạt 113,9 tỷ đồng và hơn 100,9 tỷ đồng, giảm lần lượt 11% và 12% so với cùng kỳ 2019. 

Đáng chú ý, tính đến ngày 30/9/2020, tổng tài sản tại BSC đạt hơn 2.163 tỷ đồng, giảm 9% so với hồi đầu năm. Khoản phải thu ở mức 97,8 tỷ đồng, tăng 186% so với đầu năm.

Nguồn BCTC quý 3/2020 tại BSC.
Nguồn BCTC quý 3/2020 tại BSC.

Theo công bố của Sở GDCK TP.HCM (HoSE), trong 9 tháng đầu năm 2020, BSC giữ vững vị thế Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có đảm bảo lớn nhất tại HoSE; Top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu UPCoM lớn nhất; và Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất trên thị trường chứng khoán phái sinh.

BIDV hiện sở hữu 98,5% vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia (BIDC). Theo BCTC kiểm toán năm 2019, thu nhập lãi thuần của BIDC giảm 14% so với năm 2018, chỉ đạt hơn 85 tỷ đồng. Các hoạt động ngoài lãi đều sụt giảm mạnh. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 4% so với năm 2018, đạt 4 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 89%, chỉ còn hơn 1 tỷ đồng;…

Năm 2019, dù đã giảm mạnh chi phí dự phòng rủi ro 27% so với năm 2018 nhưng BIDC vẫn ghi nhận lợi nhuận trước và sau thuế giảm mạnh lần lượt 46% và 49%, chỉ đạt 29 tỷ đồng và 23 tỷ đồng.

 

Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2019 tại BIDC.
Nguồn: BCTC kiểm toán năm 2019 tại BIDC.

Tổng tài sản của BIDC năm 2019 giảm nhẹ 3% so với đầu năm, còn 4.509 tỷ đồng. Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng cũng giảm nhẹ 2% so với đầu năm, ghi nhận 1.564 tỷ đồng;…

Đáng chú ý, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDC năm 2019 âm hơn 117 tỷ đồng, trong khi năm 2018 dương 397 tỷ đồng.

Công ty con của BIDV  “giấu” thuyết minh BCTC nên không có thông tin chi tiết về nợ xấu hiện như nào.

Những số liệu báo cáo cho thấy, một số công ty con của BIDV đang làm ăn kém hiệu quả trong thời gian qua.

Về phần công ty mẹ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) vừa qua đã công bố BCTC hợp nhất quý 3/2020 với kết quả không khả quan cho lắm.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 tại BIDV.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 tại BIDV.

Trong 9 tháng đầu năm, dù đã giảm trích lập dự phòng rủi ro 2% so với cùng kỳ, lãi trước và sau thuế của Ngân hàng vẫn đi ngang, ghi nhận gần 7.062 tỷ đồng và gần 5.667 tỷ đồng.

Các hoạt động ngoài lãi lại đem về kết quả không đồng nhất. Lãi thuần từ dịch vụ tăng 30% và lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 28% so với cùng kỳ thì lãi từ mua bán chứng khoán giảm 67%, lãi từ hoạt động khác giảm 17%.

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của BIDV giảm nhẹ 1% so với đầu năm, còn gần 1.5 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh 70%, chỉ còn 40.335 tỷ đồng,...

Đáng chú ý, trong kỳ, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV âm hơn 47.648 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 29,827 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng giảm các khoản tiền, vàng gửi và cho vay các TCTD khác, giảm cho vay khách hàng, giảm nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản tín dụng, chứng khoán,...

Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 tại BIDV.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2020 tại BIDV.

Tổng nợ xấu của BIDV tính đến ngày 30/09/2020 tăng 16% so với đầu năm, ghi nhận 22.526 tỷ đồng. Trong đó nợ nghi ngờ tăng 15% và nợ có khả năng mất vốn tăng 16%, trong khi nợ dưới tiêu chuẩn giảm 15%. Kết quả kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,75% đầu năm lên 1,97%.

Hà Phương (T/H)

Theo Sở hữu trí tuệ