MB: Lãi dự thu có ám ảnh lợi nhuận?

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HOSE: MBB) báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm tăng 46% lên gần 11.885 tỷ đồng. Tuy nhiên, các khoản lãi, phí phải thu hay lãi dự thu tại MB cũng đang 'phình to' khiến lợi nhuận có thể chưa được phản ánh chính xác, dù lợi nhuận khủng nhưng dòng tiền tại MB vẫn đang âm.

Lãi dự thu tại MB tăng cao, lợi nhuận có đang bị “thổi phồng”?

Nhìn chung trong quý 3/2021, hoạt động kinh doanh của MB đều cho kết quả khả quan hơn cùng kỳ. Hoạt động chính đem về 6.515 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 26%. Ngoài ra, các nguồn thu ngoài lãi tăng mạnh so với cùng kỳ như

Trong kỳ, MB dành đến 1.778 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp đôi cùng kỳ, do đó, lợi nhuận trước thuế tại MB chỉ tăng 29%, đạt hơn 3.898 tỷ đồng.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2021, thu nhập lãi thuần đạt hơn 19.000 tỷ đồng, tăng 31,4% so với cùng kỳ năm trước.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 21,6% đạt gần 3.022 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng tăng gần 77% mang về 915 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác cũng ghi nhận tăng mạnh 95% với 2.346 tỷ đồng.

Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng luỹ kế 9 tháng đạt hơn 26.817 tỷ đồng, tăng 36,5% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tăng 44% lên 6.018 tỷ đồng. Kết quả, MB báo lãi trước thuế gần 11.885 tỷ đồng, tương đương tăng 46% và lợi nhuận sau thuế hơn 9.519 tỷ đồng, tăng 44%.

MB: Lãi dự thu có ám ảnh lợi nhuận? - Ảnh 1

Đáng lưu ý, theo BCTC hợp nhất quý 3/2021, mục các khoản lãi, phí phải thu hay lãi dự thu tại MB có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, lãi dự thu tại MB tăng 26% từ 3.782 tỷ đồng lên 4.750 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2021. Do đó, tỷ lệ lãi dự thu trên tổng tài sản tại MB ở mức 0,86%. Ngoài ra, khoản phải thu cũng tăng 22% so với đầu năm, lên gần 22.568 tỷ đồng.

Việc lãi dự thu tại MB có xu hướng tăng mạnh trong 9 tháng qua cho thấy chất lượng lợi nhuận đến đâu vẫn còn là một điều đáng để quan tâm.

MB: Lãi dự thu có ám ảnh lợi nhuận? - Ảnh 2

Theo nguyên tắc kế toán, lãi dự thu là khoản lãi ngân hàng dự kiến thu được trong tương lai từ các tài sản sinh lãi, bao gồm cho vay khách hàng. Ngân hàng chưa thu được tiền thật từ khoản này, tuy nhiên khoản này vẫn được ghi nhận vào báo cáo thu nhập của ngân hàng và từ đó tạo ra lợi nhuận.

Trong báo cáo phân tích ngành ngân hàng, chuyên gia của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) nêu quan điểm thận trọng về vấn đề này. Theo đó, lãi dự thu cao có thể bóp méo lợi nhuận.

Theo Yuanta Việt Nam, ngân hàng có tỷ lệ lãi dự thu/tổng tài sản tương đối cao có thể khiến lợi nhuận chưa được phản ánh chính xác. Đồng thời làm tăng rủi ro tiềm ẩn nếu các ngân hàng không thu được các khoản lãi dự thu này, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng buộc sẽ phải ghi giảm doanh thu nếu khoản lãi không thu được xảy ra trong cùng kỳ kế toán, hoặc sẽ phải ghi tăng chi phí nếu nó xảy ra ở một kỳ kế toán khác.

Theo chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán này, trong mọi trường hợp, lãi dự thu chưa thu được có thể làm ngân hàng sụt giảm lợi nhuận. Do đó, các nhà đầu tư nên chú ý đến chỉ số này như một thước đo chất lượng thu nhập của các ngân hàng.

Dòng tiền tại MB vẫn đang âm

Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng trong 9 tháng đầu năm, song dòng tiền tại MB lại đang ở trạng thái âm.

Cụ thể, dòng tiền thuần của ngân hàng có 3 khoản mục chính là lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính. Tại MB, trong 9 tháng đầu năm, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh còn âm hơn 2.719 tỷ đồng (cùng kỳ 2020 âm hơn 15.636 tỷ đồng); dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm hơn 721 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2020 âm hơn 603 tỷ đồng; dòng tiền từ hoạt động tài chính không ghi nhận.
Kết quả, tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ bị âm gần 3.441 tỷ đồng (cùng kỳ 2020 âm hơn 13.946 tỷ đồng).

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm chủ yếu do tăng các khoản cho vay khách hàng và mua nợ lên hơn 38.133 tỷ đồng trong khi tiền gửi của khách hàng lại chay vào lại 'nhỏ giọt' hơn.

MB: Lãi dự thu có ám ảnh lợi nhuận? - Ảnh 3
MB: Lãi dự thu có ám ảnh lợi nhuận? - Ảnh 4
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021 tại MB.  
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2021 tại MB.  

Thực tế, có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá năng lực tài chính của một ngân hàng, trong đó phân tích các chỉ tiêu qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những nội dung quan trọng nhằm đánh giá một cách hiệu quả năng lực tài chính. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ được giá trị ngân hàng đó.

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của MB tăng 12% so với đầu năm, lên gần 555.595 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước (NHNN) giảm 20% xuống còn 13.754 tỷ đồng, cho vay khách hàng tại MB tăng 13%  đạt 336,426 tỷ đồng,…

Về nguồn vốn huy động, tiền gửi khách hàng tăng 11% so với đầu năm, đạt 343.949 tỷ đồng. Vốn điều lệ đạt 37.783 tỷ đồng, tăng 35%.

Hoàng Long

Theo Sở hữu trí tuệ