Nhà đầu tư, ngân hàng VietinBank 'mắc kẹt' tại dự án BOT cầu Thái Hà

- Dự án BOT cầu Thái Hà có tổng mức đầu tư 1.671 tỷ đồng đã được thông xe cách đây khoảng 1 năm, nhưng cả nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại dự án này đều chưa muốn tiến hành thu giá dịch vụ.

 

Chủ đầu tư "lao đao"

Cầu Thái Hà đã hoàn thành và được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận thông xe kỹ thuật vào ngày 15/11/2016. Dự án có điểm đầu kết nối vào tuyến nối hai cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình, thuộc địa phận xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam tại lý trình Km0+00 (lý trình Dự án) (Km31+212,25 lý trình đường nối hai cao tốc); điểm cuối tuyến vượt sông Hồng, kết nối với tuyến phía Thái Bình tại lý trình Km5+677 thuộc địa phận xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà.

Doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà, bao gồm liên danh: Công ty TNHH Tiến Đại Phát - Công ty cổ phần Tư vấn và xây dựng Phú Xuân - Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu Bình Minh là nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.

 

Trạm thu phí cầu Thái Hà chưa hoạt động vì thu không đủ chi.

Do chưa kết nối được với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thông qua dự án thành phần 2 nên lưu lượng xe qua cầu Thái Hà rất hạn chế. Khảo sát thực tế trong thời gian qua cho thấy, lưu lượng xe qua nhiều nhất khoảng 400 xe/ngày đêm chủ yếu là xe con và xe tải nhẹ của các vùng phụ cận 2 đầu dự án, các phương tiện vận chuyển lớn như các loại xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở hàng bằng container, xe liên tỉnh không thể chạy qua vì không có đường.

Theo tính toán, số lượng xe hạn chế nên doanh thu mỗi ngày ước tính chỉ khoảng 14 triệu đồng trong khi đó, theo phương án tài chính của hợp đồng BOT ký kết giữa Bộ Giao thông Vận tải với nhà đầu tư, trong năm 2017 mỗi ngày nhà đầu tư cần phải thu 884 triệu đồng đồng từ tiền thu phí.

Từ thực tế này có thể thấy việc tổ chức thu phí tại cầu Thái Hà trong khi chưa kết nối được với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình thông qua dự án thành phần 2 không đảm bảo phương án tài chính để hoàn vốn cho dự án bởi mỗi ngày nhà đầu tư thiệt hại khoảng 870 triệu đồng theo phương án tài chính của hợp đồng.

Công ty cổ phần BOT cầu Thái Hà xin giãn tiến độ và bắt đầu tổ chức thu phí tại cầu Thái Hà khi dự án thành phần 2 đoạn đi qua tỉnh Hà Nam thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Mới đây, theo nguồn tin của Báo Đầu tư, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chưa thu giá dịch vụ đường bộ dự án Đầu tư xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, giai đoạn I theo hình thức hợp đồng BOT (Dự án cầu Thái Hà).

Với vị trí này, lẽ dĩ nhiên, lưu lượng xe của Dự án cầu Thái Hà phụ thuộc phần lớn vào tiến độ xây dựng 2 tuyến nối do Sở GTVT Hà Nam và Sở GTVT Thái Bình làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, tính đến ngày 31/9/2017, Dự án nối hai cao tốc địa phận Hà Nam có chiều dài khoảng 15,5 km, tổng mức đầu tư 1.785 tỷ đồng mới hoàn thành được 6 km. Đáng lo ngại là, Dự án đang trong tình trạng chưa thể định chính xác thời gian hoàn thành do không có vốn.

 

 

Nhà đầu tư, ngân hàng VietinBank 'mắc kẹt' tại dự án BOT cầu Thái Hà - Ảnh 1>>> Sẽ có luật riêng để xử lý các bất cập của BOT hiện nay

- Tháng 9 công bố kiểm toán thêm 24 dự án BOT, trong đó có BOT Cai Lậy. Và những bất cập của BOT hiện nay cần có luật riêng.

 

Ngân hàng cũng "khốn đốn"

Được biết, ngày 31/3/2015, Ngân hàng VietinBank chi nhánh Hà Nam đã ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn dự án đầu tư xây dựng cầu Thái Hà - thuộc chủ đầu tư là Công ty CP BOT Thái Hà. Công trình cầu Thái Hà, giai đoạn 1 được thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư 1.649 tỷ đồng, trong đó VietinBank Hà Nam tài trợ 1.224 tỷ đồng.

Đặc biệt, lãi suất vay đối với phần vốn vay ngân hàng trong thời gian khai thác tạm tính là 9%, nếu nhà đầu tư chờ đến 31/12/2017 mới thu do phải chờ 2 tuyến kết nối, lãi vay khoảng 70,229 tỷ đồng; nếu chờ đến 31/3/2018, lãi vay là 94,413 tỷ đồng và chờ đến 30/6/2018, lãi vay sẽ tăng lên tới 119,426 tỷ đồng.

Được biết, VietinBank là một trong số những ngân hàng được các nhà đầu tư tiếp cận nguồn vốn "khủng" cho các dự án BOT hiện nay. Chỉ điểm sơ sơ, số vốn của Vietinbank rót vào các dự án BOT giao thông đã lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó ở mỗi dự án, vốn của ngân hàng này thường chiếm trên dưới 80% tổng mức đầu tư.

Một thực tế hiện nay cho thấy rằng, dự án BOT giao thông với thời gian thu hồi vốn dài là lĩnh vực cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro, thế nhưng lại được Vietinbank rót rất nhiều vốn?

Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, với vai trò góp vốn chính, có thể nói ngân hàng mới chính là “ông chủ” thực sự của những dự án BOT giao thông và những rủi ro trong dự án BOT đang được chuyển sang ngân hàng.

Đứng trước những bài toán hoàn vốn này, điển hình như dự án BOT cầu Thái Hà nói trên, khi không chỉ có nhà đầu tư bị mắc kẹt tại Dự án, Bộ GTVT với tư cách là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang phải xoay xở để xử lý tình huống phát sinh không mong muốn này, có nên lo ngại về những khoản tín dụng khổng lồ cho các dự án BOT giao thông của Vietinbank?

 

>>> Cuộc đua tham gia đầu tư cầu mới tỷ đô tại Hà Nội của T&T, SunGroup, Him Lam… quỹ đất 836ha đối ứng nằm ở đâu?

>>> Bán đấu giá dự án có sân đỗ trực thăng “đắp chiếu” trên đất vàng

>>> Tài xế mua vé bằng tiền lẻ phản đối trạm BOT Cai Lậy cần biết thông tin này

>>> Ô tô đi từ Bắc vào Nam tốn gần 1 triệu đồng phí BOT

>>> Tuyến BOT Thái Nguyên-Chợ Mới vừa thử nghiệm thu phí đã xuống cấp

>>> Hà Nội đề xuất xây 6 cầu mới qua sông Hồng, sông Đuống 

>>> Tám dự án giao thông cấp bách ở Hà Nội

>>> Hà Nội chi hơn 240 tỷ đồng làm 1,14km đường Vành đai 3,5 qua Hoài Đức

 

Theo Hoàng Dung
An Ninh Tiền Tệ





 

Link nguồn: http://antt.vn/nha-dau-tu-ngan-hang-vietinbank-mac-ket-tai-du-an-bot-cau-thai-ha-211784.htm