Phan Thiết - Quảng Ninh thứ 2 khi hạ tầng được đầu tư, đẩy mạnh
Được ví như Quảng Ninh thứ 2 khi hạ tầng được đầu tư, đẩy mạnh, cùng với tiềm năng du lịch nổi bật, thị trường bất động sản (BĐS) Phan Thiết được nhận định sẽ có những đột phá, sôi động bậc nhất.
Dòng vốn đảo chiều, những thị trường phát triển bền vững hấp dẫn nhà đầu tư
Theo ghi nhận của Savills, nhu cầu đầu tư thời gian qua tăng lên ở các “điểm nóng”. Có không ít người đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại các địa điểm khác của thành phố, các tỉnh ngoài, hoặc các địa điểm ven biển mới.
Sự sôi động của thị trường theo chuyên gia Savills, còn có thể được lý giải bằng sự phát triển tốt hơn của cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận địa điểm, đường xá, bến tàu, cảng hàng không mới.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường từ giờ cuối năm sẽ bình ổn hơn về giá. Tất nhiên vẫn sẽ có những khu vực tăng giá do quy hoạch, hạ tầng, đúng bản chất thị trường.
Phan Thiết được ví như Quảng Ninh thứ 2 vì có nhiều điểm tương đồng. |
Trong đó, TP. Phan Thiết - Bình Thuận là một ví dụ. Nơi đây được ví như Quảng Ninh thứ hai tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ khi sở hữu một loạt lợi thế tạo nên sức bật lớn cho phát triển BĐS.
Đầu tiên phải kể đến việc triển khai dự án sân bay Phan Thiết hồi tháng 4 vừa qua. Đây là cảng hàng không cấp 4E, có hoạt động bay quốc tế, công suất thiết kế 2 triệu hành khách mỗi năm, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022. Sân bay Long Thành cũng đã được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Cách Bình Thuận hơn một giờ di chuyển, hệ thống sân bay sẽ giúp nâng cao tỉ lệ khách quốc tế và nội địa.
Hạ tầng là một trong những yếu tố tạo sức bật lớn cho BĐS Phan Thiết. |
Trước đó, vào đầu năm 2019, cảng Vĩnh Tân, cảng biển quốc tế đầu tiên ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ cũng đã được đưa vào vận hành. Chính phủ cũng đang đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản cho hệ thống đường bộ khu vực này với tuyến cao tốc TP. HCM - Dầu Giây - Phan Thiết dự kiến hoàn thành vào năm 2022, giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa TP. HCM và Phan Thiết chỉ còn dưới 2 tiếng… Một diện mạo mới đang được hình thành, đưa Phan Thiết vào tầm ngắm của giới đầu tư chuyên nghiệp thay vì những nơi sốt ảo, hạ tầng kém phát triển.
Bất động sản Phan Thiết - kỳ vọng bứt tốc
Giống như Quảng Ninh, nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng tại Phan Thiết hấp dẫn giới đầu tư bởi sở hữu tiềm năng tăng giá rất lớn khi giao thông được đầu tư, bài bản, đồng bộ. Đặc biệt hai nơi này đều có cả hệ thống đường hàng không và đường bộ phát triển.
Nếu lấy dẫn chứng thị trường BĐS tăng trưởng tốt ra sao nhờ sức bật hạ tầng thì Quảng Ninh là một ví dụ điển hình. Tại hội thảo “Bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng Quảng Ninh” do tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tổ chức cuối 2020, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết, những năm 2010, điểm nhấn về giao thông duy nhất của Quảng Ninh chỉ có cây cầu Bãi Cháy được thực hiện bằng vốn ODA của Nhật Bản. Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng toàn tỉnh cũng chỉ có vài chục khách sạn và không có nhiều địa điểm vui chơi giải trí.
Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, ông Đính cho biết, Quảng Ninh đã có sự phát triển thần tốc. Về hạ tầng đô thị, có thể thấy tốc độ đô thị hoá trên địa bàn Quảng Ninh thời gian qua diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông bứt phá.
“Sự phát triển về hạ tầng đô thị và giao thông là nền tảng để các chỉ số về tăng trưởng du lịch Quảng Ninh bao giờ cũng thuộc hàng cao nhất cả nước”, ông Đính cho biết. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số 40 dự án BĐS nghỉ dưỡng (tính đến năm 2019) với nhiều loại hình BĐS cùng hàng chục nghìn sản phẩm. Giá BĐS ở khu vực này tăng trưởng, đắt đỏ không kém gì Hà Nội. Đặc biệt ở những khu vực có hạ tầng đồng bộ thì giá sau đó đều leo lên một mặt bằng mới.
Theo ghi nhận từ khảo sát của một đơn vị môi giới BĐS, năm 2018, trước khi có tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả, mức giá BĐS xung quanh đường bao biển chỉ khoảng 35-40 triệu/m2 và tại Quốc lộ 18 là 30 triệu/m2. Đến nay, mức giá tại đường bao biển đã tăng lên gần 60 triệu/m2 và tại Quốc lộ 18 là 45 triệu/m2. Còn tại đường Trần Quốc Nghiễn, năm 2014, giá đất chỉ khoảng 45-50 triệu đồng/m2, năm 2018 tăng lên trên 80-100 triệu đồng/m2. Cho tới hiện nay, giá đất trung bình tại khu vực này đã lên tới 180-200 triệu/m2, cao nhất đạt mốc 250-280 triệu/m2.
Mức tăng giá dựa trên yếu tố sức bật hạ tầng được cho là bền vững, đúng bản chất thị trường. Bởi khi di chuyển thuận tiện, lượng khách du lịch tăng mạnh, kéo theo giá trị thương mại bất động sản tăng cao. Thống kê cho thấy, lượng khách du lịch đến với tỉnh Quảng Ninh tăng theo từng năm tương ứng với sự thay đổi diện mạo hạ tầng. Năm 2015, Quảng Ninh đón 7,7 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 2,75 triệu lượt; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 6.500 tỷ đồng. Đến năm 2019, tổng khách du lịch đến Quảng Ninh đạt 14 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt gần 29.487 tỷ đồng.
Tương tự ở Phan Thiết - thành phố ven biển này cũng không nghiễm nhiên thành "thủ phủ resort". Việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng khu vực này đang được đẩy nhanh trong bối cảnh Bình Thuận đặt mục tiêu hoàn thành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, với khát vọng sẽ trở thành thiên đường nghỉ dưỡng hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thậm chí nếu “soi chiếu” kỹ, Phan Thiết không chỉ có điểm tương đồng mà còn có phần nổi bật hơn Quảng Ninh.
Phan Thiết có tiềm năng du lịch lớn, lượng du khách tới đây tăng trưởng nhanh qua các năm |
GS. TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương từng cho biết, dù có tiềm năng du lịch lớn nhưng trước đây việc tiếp cận Bình Thuận chỉ có thể bằng tầu hỏa, ô tô và đường biển dẫn đến chi phí, thời gian rất cao. Vì thế, việc hoàn thiện sân bay Phan Thiết có tác dụng tăng cường khả năng tiếp cận, tiết kiệm thời gian và mở rộng đối tượng du lịch cho tỉnh.
Ngoài hạ tầng đột phá, Phan Thiết còn có tiềm năng du lịch lớn. Nơi đây có hơn 3.000 giờ nắng mỗi năm, rất ít bão, là một trong hai bãi biển tại Đông Nam Á thực hiện được môn lướt sóng với diều. “Thủ phủ resort” được nhận định là một trong những điểm đáng dừng chân để du lịch nghỉ dưỡng và giàu năng lực tiềm tàng nhất về du lịch biển.
Mặc dù phát triển muộn hơn so với các trung tâm nghỉ dưỡng nổi tiếng như: Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu… nhưng Phan Thiết đang ngày càng cho thấy sự trỗi dậy không ngừng của mình. Thống kê cho thấy, đến 2018, thành phố Phan Thiết đón 5,7 triệu khách, tương đương với lượng khách đến Nha Trang, Đà Nẵng và cao hơn 1,5 lần Phú Quốc, đến năm 2019, lượt khách đã tăng lên 6,4 triệu lượt. Từ năm 2015-2019, tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch của Mũi Né - Phan Thiết luôn duy trì ở mức hai chữ số.
NovaWorld Phan Thiet – đại dự án 1000 ha của tập đoàn Novaland hút nhà đầu tư vì quy mô lớn, nhiều tiện ích đẳng cấp quốc tế. |
Với những thế mạnh về tiềm năng du lịch cùng sự bứt tốc trong đầu tư hạ tầng giao thông, Phan Thiết – Bình Thuận được kỳ vọng sẽ phát triển một thị trường BĐS sôi động như Quảng Ninh, Phú Quốc, Nha Trang đã từng đi trước. Cùng với đó là kỳ vọng tăng giá trị BĐS vô cùng lớn.
Hiện tại, ở Phan Thiết cũng quy tụ rất nhiều “đại bàng" trong đầu tư BĐS nghỉ dưỡng. Trong đó phải kể đến NovaWorld Phan Thiet của Tập đoàn Novaland với quy mô 1000ha, vốn đầu tư lên đến 5 tỷ USD. Dự án đang thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư phía Bắc với các dòng sản phẩm đa dạng như biệt thự biển, biệt thự sân golf, shophouse… đa mục đích sử dụng, khả năng sinh lời cao.