“Sức hút” của thị trường bất động sản Quảng Ninh
Thời gian gần đây thị trường bất động sản (BĐS) Quảng Ninh tăng tốc và trở thành tâm điểm trên thị trường BĐS cả nước. Quảng Ninh hiện cũng là tỉnh thu hút được dòng vốn đầu tư lớn với sự có mặt của tất cả các tập đoàn BĐS lớn nhất Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng bứt phá mạnh mẽ
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ.
Xét về vị trí, Quảng Ninh có Phía bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc; Phía đông và nam giáp Vịnh Bắc Bộ; Phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng; Phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn.
Quảng Ninh là địa bàn có tiềm năng lớn để phát triển hoạt động thương mại dịch vụ, nhất là thương mại qua biên giới và thương mại qua đường biển. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, ngành dịch vụ thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Về cơ sở hạ tầng, Quảng Ninh hiện đứng thứ nhất trong danh sách địa phương có chỉ số cơ sở hạ tầng tốt nhất Việt Nam. Tỉnh đã tập trung dồn lực phát triển hạ tầng từ rất sớm, kết quả ấn tượng kể đến việc đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai…và khơi thông tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả dài 18,7km, rộng 6 làn xe, kết nối Hạ Long và Bái Tử Long.
Quảng Ninh có một tuyến đường sắt cấp quốc gia đi qua dài 64,08 km kết nối từ ga Kép (Bắc Giang) đến Đông Triều, Uông Bí và Hạ Long. Dự án xây dựng tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân hiện nay đang tạm dừng, mới hoàn thành xây dựng đoạn tuyến từ ga Hạ Long tới cảng Cái Lân. Mật độ đường sắt của Quảng Ninh là 0,9 km/100 km. Tốc độ tối đa của tàu hỏa hiện đạt 54 km/h, thời gian đi từ Quảng Ninh đến Hà Nội hết khoảng 7 tiếng, chậm hơn nhiều so với đường bộ.
Ngoài tuyến đường sắt quốc gia Kép - Hạ Long trên địa bàn còn có một số tuyến đường sắt chuyên dùng của ngành than phục vụ vận chuyển cho hai khu vực chính là vùng than Uông Bí và vùng Than Cẩm Phả: Tuyến đường sắt Vàng Danh – Thành phố Uông Bí - Điền Công. Tuyến đường sắt Cao Sơn - Mông Dương – Thành phố Cẩm Phả. Tuyến đường sắt Cọc 6 – Cọc 4 – Cảng Cửa Ông và Tuyến đường sắt Thống Nhất – Cọc 4 Nhìn chung giao thông đường sắt Quảng Ninh chưa được khai thác tốt.
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính đến năm 2022, liên tiếp 7 năm liền, Quảng Ninh giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức 2 con số. Điều này khẳng định sự phát triển bền vững của Quảng Ninh để trở thành cực tăng trưởng kinh tế toàn diện của phía Bắc. Năm 2023, Quảng Ninh dần cán đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) trên 11% năm 2023 khi kết quả 9 tháng đầu năm đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ước tăng 9,94%.
Thị trường bất động sản sôi động hàng đầu phía Bắc
Mặc dù không phải là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích lớn nhất, nhưng Quảng Ninh lại là 1 trong 2 tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước khi sở hữu đến 4 thành phố trực thuộc tỉnh.
Sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế đã kéo theo BĐS Quảng Ninh trở thành thị trường sôi động hàng đầu phía Bắc, chỉ sau Hà Nội. Thị trường BĐS tại đây phát triển tương đối rộng ở nhiều khu vực, nhưng các thành phố sôi động nhất là Hạ Long, Cẩm Phả và Móng Cái.
Theo dữ liệu lớn của bộ phận BHS R&D, các loại hình BĐS tại Quảng Ninh như đất nền dự án, căn hộ chung cư, nhà mặt phố… đều có giá rao bán trung bình theo năm tăng khá cao.
Cụ thể nếu lấy 2017 làm mốc so sánh thì đến năm 2022, các loại hình BĐS đều có giá rao bán tăng từ 48%. Một số BĐS mặt biển Hùng Thắng tăng gấp 6 lần từ 15-20 triệu đồng/m2 lên gần 90-110 triệu đồng/m2.
Khu vực mặt biển Sun Marina, có nơi tăng giá 50-80 triệu đồng/m2 lên tới 200-300 triệu đồng/m2. Hay mặt biển Vinhomes Dragon Bay từ 40-50 triệu đồng/m2 lên mức 115-150 triệu đồng/m2.
Đặc biệt, báo cáo của BHS R&D cũng chỉ ra một điểm thú vị khi so sánh mặt bằng giá bán dự án cung đường bao biển tại 3 thành phố Hạ Long - Móng Cái - Cẩm Phả.
Cụ thể, Hạ Long giữ vị thế số 1 với giá đạt mức ngất ngưởng từ 100-250 triệu đồng/m2. Đứng thứ 2 là giá đường bao biển tại Móng Cái bằng một nửa khi đứng ở mức 50-60 triệu đồng/m2. Giá BĐS dọc các dự án ở Cẩm Phả có nhiều bất ngờ khi một số nơi có mức từ 20-40 triệu đồng/m2.
Nhiều “ông lớn” tìm về
Đánh giá về tiềm năng của Quảng Ninh, GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, BĐS Quảng Ninh có tiềm năng rất lớn trong dài hạn. Thế mạnh của địa phương này chính là hệ sinh thái du lịch hoàn chỉnh. BĐS nghỉ dưỡng tại Quảng Ninh không chỉ có các khách sạn, cơ sở lưu trú, mà còn phát triển mạnh nhiều công trình bổ trợ đi kèm như các khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, khu phố thương mại cao cấp... Những điều này đã tạo lực đẩy giúp du lịch và bất động sản Quảng Ninh thêm hấp dẫn khi kéo dài được thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, bất động sản Quảng Ninh sẽ có nhiều cơ hội và dư địa phát triển, đặc biệt là hệ sinh thái du lịch. Dự báo trong thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục là một trong những thị trường sôi động nhất cả nước.
“Có thể nói, dưới mọi góc nhìn từ kinh tế đến văn hoá, lịch sử, Quảng Ninh đều toát lên được sức hấp dẫn đầy tiềm năng, lợi thế của bản thân. Để rồi, hiếm có thể tìm thấy một Quảng Ninh thứ 2 “màu mỡ” và “giàu có” đến vậy”, ông Hà nói thêm.
Có vị trí tốt nhưng nếu kém đồng bộ về hạ tầng giao thông, bất cứ địa phương nào cũng khó có thể phát triển. Vì vậy, một trong những yếu tố tiên quyết, được xem là tiền đề cơ bản giúp Quảng Ninh giữ vững phong độ bất chấp dịch bệnh, thúc đẩy thị trường BĐS diễn ra sôi động là hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại. Sở hữu hạ tầng tốt, địa phương này đang nắm trong tay “sợi chỉ đỏ” liên kết các vùng miền, tạo điều kiện cho sự giao lưu, hợp tác.
Thời gian qua, Quảng Ninh đã không ngừng hướng tới tập trung phát triển hạ tầng giao thông toàn tỉnh, xem đây là định hướng mũi nhọn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là những khu vực mới nổi như TP. Uông Bí, Đông Triều, Quảng Yên. Hàng tỷ USD đã được tỉnh đầu tư, với kỳ vọng nơi đây sớm trở thành trọng điểm kinh tế ven biển phía Bắc.
Thực tế, trong những năm qua hàng loạt những ông lớn BĐS đã tìm về Quảng Ninh. Đơn cử như Vin Group, Sun Group, Tập Đoàn TTP,… đã nhanh chóng đến vùng đất này, tạo lập “sân chơi” BĐS mới đầy hấp dẫn với những dự án quy mô và bài bản. Điển hình là Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Yoko Onsen Quang Hanh, tổ hợp Vincom Plaza Cẩm Phả, Vincom Shophouse Cẩm Phả, Platin Center Shophouse Cẩm Phả, Green Dragon City…
Không chỉ du lịch nghỉ dưỡng, Quảng Ninh còn được biết đến là một trong những “thủ phủ” khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) của cả nước. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, Quảng Ninh cũng đã thu hút được 13 dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 97,8 triệu USD. Trong đó có 5 dự án thực hiện tại các KCN, KKT và 8 dự án thực hiện ngoài KCN, KKT. Đáng chú ý bên cạnh các nhà đầu tư truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, hay một số quốc gia khác như Thuỵ Điển, Đan Mạch lần đầu đến tìm hiểu và đầu tư tại Quảng Ninh.