Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), thời gian tới, chắc chắn dòng tiền sẽ tiếp tục “đổ” về loại hình đất đấu giá, khi các địa phương tổ chức nhiều phiên đấu giá để đẩy mạnh nguồn thu ngân sách.
Trung tâm Dịch vụ đấu giá tỉnh Bình Định vừa có thông báo đấu giá đất quyền sử dụng hàng loạt lô đất ở, với giá khởi điểm từ 235 triệu đồng - 1,3 tỷ đồng/lô.
Theo quy định Luật Đấu giá tài sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, người trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, nếu vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền, phải hủy kết quả, sẽ bị cấm tham gia đấu giá từ 6 tháng đến 5 năm tùy mức độ vi phạm.
Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản với 463/463 đại biểu có mặt tán thành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Theo đó, người trúng đấu giá đất nhưng bỏ cọc khiến kết quả đấu giá bị hủy, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị cấm tham gia đấu giá đối với loại tài sản đó từ 6 tháng đến 5 năm.
UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị phía Tây Nam cầu Long Vân tại phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, với hình thức đấu giá quyền sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư.
Từ đầu năm 2024, mức thu từ đấu giá đất của các huyện ngoại thành Hà Nội tăng mạnh. Nhờ hưởng lợi từ hạ tầng, trong đó, khu vực có đường vành đai 4 chạy qua được hưởng lợi nhiều nhất. Ghi nhận, giá trúng đấu giá đã bỏ xa giá khởi điểm, thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, từ đó góp phần gia tăng ngân sách cho nhà nước cũng có chuyển biến tích cực.
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai quyết định đấu giá quyền sử dụng đất vàng trên thửa đất số 5 và thửa đất số 9, tờ bản đồ số 9, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa (nhà khách 71 cũ).
Bình Định sẽ đấu giá hơn 400 lô đất ở, trong đó 217 lô thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội và 178 lô thuộc các khu tái định cư của huyện Tuy Phước.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nâng mức tiền đặt trước chưa xử lý triệt để được tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tài sản mà còn hạn chế số lượng người đủ điều kiện tham gia đấu giá tài sản, nhất là những nhà đầu tư quy mô nhỏ nhưng có tiềm năng.
Thời gian gần đây, thị trường xuất hiện nhiều thông tin rằng đấu giá đất vùng ven Hà Nội trong năm 2024 đang sôi động trở lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải khu vực nào các cuộc đấu giá đất cũng diễn ra “suôn sẻ”.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, các huyện ven Hà Nội đã tổ chức nhiều phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở và thu được số tiền lớn cho ngân sách nhà nước. Đầu tháng 5, gần 100 lô đất tại các huyện Hoài Đức, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thường Tín, Phú Xuyên cũng sẽ được đem ra đấu giá, trong đó lô cao nhất có giá khởi điểm là 75,4 triệu đồng/m2.
Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các phiên đấu giá tại Hà Nội khá sôi nổi, đặc biệt là những huyện ngoại thành với liên tiếp các cuộc đấu giá được diễn ra với đông đảo lượng người tham dự.