Sau khi có quyết định gán nợ tòa trụ sở chính, FLC đã thuê lại một phần diện tích của chính tòa nhà này để phục vụ hoạt động kinh doanh của FLC và các bên thứ ba do FLC chỉ định.
(CL&CS) Tính đến cuối quý I/2022, Sacombank vẫn là chủ nợ lớn nhất của FLC khi cho doanh nghiệp này vay 1.840 tỷ đồng, đứng thứ 2 là ngân hàng BIDV có dư nợ 1.721 tỷ đồng với FLC tại thời điểm 31/3. Trong khi ngân hàng Quốc Dân (NCB) đã vượt qua OCB và trở thành chủ nợ lớn thứ 3 với 1.636 tỷ đồng.
Kết thúc quí I/2022, các ngân hàng như Vietinbank, Kienlongbank, OCB, NCB và VietBank ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái, từ 6 - 82%.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc OCB cho biết, sự kiện bà Nguyễn Phương Hằng đúng là trong 30 năm làm ngành ngân hàng tôi chưa bao giờ gặp rủi ro kiểu vậy.
Ngoài khoản cho FLC Group vay và tần suất giao dịch lớn với FLC Group thì OCB còn hàng loạt giao dịch với ông Trịnh Văn Quyết và tài sản đảm bảo đa phần là cổ phiếu Bamboo Airways. Tài sản này có thật sự đảm bảo không khi mà Bamboo Airways chưa niêm yết và mục đích sử dụng vốn thế nào là câu hỏi lớn.
Báo cáo tài chính cuối năm 2021, FLC vẫn trong trạng thái có khả năng trả nợ. Tuy nhiên dòng tiền thuần từ kinh doanh không đủ bù đắp cho dòng tiền chi đầu tư, chi trả nợ vay lớn. Để có được trạng thái có khả năng trả nợ thì công ty đã phải liên tục...vay thêm.
Trong tuần qua, HSBC vượt mặt Techcombank trở thành ngân hàng đầu tiên tăng thu nhập nhân viên lên trên 62 triệu đồng/tháng; ‘siết’ cho vay bất động sản, các ngân hàng tạm dừng cấp tín dụng cho chủ đầu tư dự án;Chính phủ đồng ý chủ trương gia hạn thí điểm xử lý nợ xấu;...
Trong bối cảnh giá cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, việc huy động vốn qua phát hành cổ phiếu hiện đang là trào lưu của nhiều ngân hàng. Đặc biệt, câu chuyện tăng vốn điều lệ tại Big4 lại nóng.