Bảo Lộc (Lâm Đồng): Mảnh đất giàu tiềm năng, thu hút nhiều ‘ông lớn’ bất động sản tìm về đầu tư

Với sự phát mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng cùng với việc ngày càng nhiều người tìm về đầu tư, thị trường bất động sản Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang được giới đầu tư bất động sản nhắc đến trong thời gian qua.

Hạ tầng, giao thông được quy hoạch bài bản

Bảo Lộc là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Thành phố Bảo Lộc nằm ở phía tây nam tỉnh Lâm Đồng, có phía Tây Nam giáp huyện Đạ Huoai và ác phía còn lại giáp huyện Bảo Lâm. Bảo Lộc có diện tích 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng.

Bảo Lộc nằm trên Quốc lộ 20, nếu tính từ trung tâm thành phố Bảo Lộc thì Bảo Lộc cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 193 km đường bộ về hướng Tây Nam theo tuyến quốc lộ 20, trung tâm thành phố cách thành phố Đà Lạt 110 km về hướng Bắc theo tuyến quốc lộ 20, cách Phan Thiết và Dầu Giây mỗi nơi 121 km theo quốc lộ 55 và quốc lộ 20.

Được định hướng trở thành đô thị trọng điểm Nam Tây Nguyên, Bảo Lộc đang sở hữu những nút giao thông quan trọng, nắm vai trò liên kết khu vực. Đó cũng là nền tảng để phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại thành phố du lịch.

Nhìn lại các thành phố như TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu… việc đầu tư cơ sở hạ tầng đã mở lối sự phát triển nhanh chóng hiện nay. TP. Bảo Lộc với sự đầu tư đúng mức vào cơ sở hạ tầng kỳ vọng trở thành thị trường được các nhà đầu tư “điểm mặt gọi tên” trong thời gian tới.

Không chỉ được đầu tư giao thông nội thành hoàn chỉnh, Bảo Lộc còn sở hữu lợi thế với những tuyến cao tốc liên tỉnh, nổi bật có cao tốc TP.HCM – Dầu Giây – Liên Khương được nhận định như “trục con thoi” giữa hai đầu kinh tế lớn phía nam và Tây Nguyên đang được khẩn trương khởi công.

Mới đây, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc. Cao tốc kết nối hoàn chỉnh với cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và cao tốc Liên Khương – Prenn (Đà Lạt), đi qua các huyện Tân Phú (Đồng Nai), Đạ Hoai, Đạ Tẻ, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc, dự kiến dài khoảng 67 km, quy mô 4 làn xe với tổng kinh phí khoảng 18.000 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Khi hoàn thành, cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc sẽ trở thành tuyến đường có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, rút ngắn thời gian đi lại từ Tây Nguyên về Đông Nam Bộ, đồng thời góp phần giảm tải ùn tắc giao thông trên quốc lộ 20.

Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là cầu nối để các nhà đầu tư bất động sản tìm về Bảo Lộc.  
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là cầu nối để các nhà đầu tư bất động sản tìm về Bảo Lộc.  

Thêm vào đó, Bảo Lộc cũng đã chọn được nhà đầu tư và lên phương án xây dựng sân bay Lộc Phát với quy mô 50 – 100ha, hình thành sân bay cấp 3C. Nắm bắt lợi thế từng là sân bay quân sự, sân bay Lộc Phát có tiềm năng để xây dựng thành sân bay dùng chung quân sự và hàng không dân dụng. Sân bay hiện sở hữu hệ thống đường băng dài 1.300m, rộng 30m. Nếu được nâng cấp, đưa vào hoạt động, hứa hẹn giúp Bảo Lộc có một bước nhảy vượt bậc, tiệm cận các chỉ tiêu của một đô thị loại I.

Những chuyển biến tích cực của hạ tầng giao thông trở thành bàn đạp đưa BĐS Bảo Lộc đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo lực đẩy cho sự phát triển của khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Các chuyên gia nhận định Bảo Lộc đang dần “vượt mặt” Đà Lạt, được định hướng trở thành “thủ phủ” kinh tế Tây Nguyên, qua đó góp phần kích thích (bất động sản) BĐS ngày càng sôi động và phát triển.

Bảo Lộc hút nhiều ông lớn bất động sản tìm về

Nhờ những thuận lợi về chính sách và cơ sở hạ tầng, từ năm 2019 Bảo Lộc đã thu hút nhiều ông lớn bất động sản tại TP.HCM.

Tính đến đầu năm 2020, thành phố Bảo Lộc đã thu hút hơn 20 nhà đầu tư lớn, trong đó có những cái tên lớn như TTC, Hưng Thinh, T&T Group, Him Lam, Ecopark, Văn Phú … đổ về đây đầu tư dự án.

Công ty CP Đầu tư Văn Phú – Invest cũng muốn đầu tư vào 3 dự án trọng điểm tại Bảo Lộc. Cụ thể, Dự án Khu đô thị dịch vụ giải trí hồ Nam Phương 2; nghiên cứu phát triển Dự án Sân bay Lộc Phát; quy hoạch xây dựng Khu phố Shop House đi bộ dịch vụ thương mại, chợ đêm tại khu chợ cũ Bảo Lộc.

Trước đó, TP Bảo Lộc đã có buổi làm việc với Công ty CP Tập đoàn Him Lam về các vấn đề liên quan đến thu hút và xúc tiến đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn TP.

Đại diện Him Lam cho biết đang nghiên cứu xúc tiến đầu tư vào một số dự án tại Bảo Lộc. Cụ thế, doanh nghiệp này đang hướng tới các dự án khu dân cư phường B’Lao, khu du lịch sinh thái thác Đá Bàn (sông Đại Bình) và các tuyến đường kết nối giao thông trục Bắc – Nam. Đặc biệt, Công ty CP Him Lam đang hướng tới nghiên cứu đầu tư xây dựng Dự án khu đô thị du lịch “Thiên đường mắc ca” có tổng diện tích hơn 187 ha nằm khu vực phía Nam TP Bảo Lộc thuộc các phường B’Lao, Lộc Sơn, Lộc Nga và xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm).

Hàng loạt ông lớn bất động sản đã tìm về Bảo Lộc (Lâm Đồng).  
Hàng loạt ông lớn bất động sản đã tìm về Bảo Lộc (Lâm Đồng).  

Một ông lớn BĐS khác là Tập đoàn Ecopark cũng đang tìm hiểu đầu tư các dự án trọng điểm tại TP Bảo Lộc. Đại diện tập đoàn này đánh giá cao những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng cho Bảo Lộc, cũng như ý tưởng quy hoạch xây dựng Bảo Lộc trở thành thành phố sinh thái, dịch vụ trong thời gian tới của lãnh đạo địa phương.

Theo đó, Tập đoàn này hướng đến 2 dự án đầu tư tại địa phương này án là Khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung và Khu đô thị, dịch vụ giải trí – nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2.

Ngoài ra, những dự án trọng điểm trên địa bàn đang có nhiều nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn Hưng Thịnh, Him Lam, TTC… tìm hiểu, nghiên cứu để đầu tư vào các lĩnh vực du lịch sinh thái, dịch vụ nghỉ dưỡng và những dịch vụ đi kèm khác, đã và đang làm thay đổi diện mạo của thị trường BĐS nơi đây.

Bảo Lộc: mảnh đất tiềm năng

 Không phải ngẫu nhiên các nhà đầu tư lớn đổ xô về đây tìm cơ hội. Theo các nhà đầu tư, trong các tỉnh Tây Nguyên thì Lâm Đồng không chỉ có ưu thế du lịch lớn đã phát triển lâu nay nhờ khí hậu mát mẻ quanh năm mà còn có tiềm năng kinh tế tổng hợp nhờ vị trí địa lý tiếp giáp và nhiều hướng thông thương với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ.

Nếu như trước đây, giới đầu tư thường đổ xô về mua đất ở Đà Lạt thì nay Bảo Lộc được coi là một điểm đến đầy hấp dẫn.

Cùng với quá trình đô thị hóa, giá đất tại Đà Lạt luôn ở mức cao, da‌o độn‌g từ 50-100 triệu/m2, thậm chí có những khu vực trung tâm đã chạm "đỉnh" lên đến 200 triệu/m2. Với mức giá không ngừng tăng cao cùng sự ổn định trong quy hoạch hạ tầng khiến việc đầu tư vào Đà Lạt ít mang lại cơ hội sin‌h lời cao như các thị trường khá‌c.

Trong tình thế này, các nhà đầu tư đã tìm đến một thị trường mới, có điều kiện tương tự Đà Lạt nhưng dư địa tăng giá còn lớn là TP. Bảo Lộc – đang được mệnh danh là một Đà Lạt thứ hai với nhiều tiềm năng phát triển.

Theo Nhịp sống kinh tế, giá đất tại các vị trí trung tâm của Đà Lạt vẫn còn khá thấp, chỉ bằng 50-70% so với TP.Đà Lạt. Với những dự á‌n có quy hoạch bà‌i bản, tọa lạc tại vị trí đắc địa và pháp lý hoàn chỉnh, mức giá chỉ da‌o độn‌g từ 9-18 triệu/m2.

Điều này đã thu hú‌t nhiều nhà đầu tư cá nhân lẫn các doanh nghiệp BĐS đang đổ về thị trường nơi đây để gom đất hoặc phát triển các dự á‌n sin‌h thái, đón đầu cơ hội sin‌h lời của thị trường nơi đây.

Nếu những năm trước giá BĐS tại Lâm Đồng chỉ da‌o độn‌g từ 6-7 triệu đồng/m2 thì mức giá hiện tại cũng đã gấp đôi do hưởng lợi từ điều kiện hạ tầng giao thông kết nối, từ hoạt độn‌g săn đất của các ông lớn BĐS đang ngày càng thể hiện rõ nét.

Anh Huy

Theo Chất lượng và Cuộc sống