Bất động sản 24h: Những “vùng trũng” nào đang được giới đầu tư địa ốc săn lùng?
Những “vùng trũng” nào đang được giới đầu tư địa ốc săn lùng?; Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, được nhiều người tin tưởng... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.
Những “vùng trũng” nào đang được giới đầu tư địa ốc săn lùng?
Trong bối cảnh giá bất động sản không ngừng leo thang thì dòng tiền của NĐT đang phân bổ rõ nét sang các khu vực giá còn mềm hơn. Theo các chuyên gia, các NĐT có tiền không bao giờ ngồi yên, họ luôn phải tìm chỗ để đầu tư sinh lợi. BĐS có hai hướng đầu tư là đầu tư chờ tăng giá và đầu tư để khai thác kinh doanh tạo ra dòng tiền. Những khu vực nào đang là “vũng trũng” giá thu hút sự quan tâm của giới đầu tư địa ốc hiện nay?
Có vị trí giáp ranh TP.HCM nhưng giá BĐS khu vực Nhơn Trạch (Đồng Nai) chỉ bằng một nửa Tp.HCM, đó là lý do những năm qua NĐT TP.HCM đổ về đây để tìm kiếm cơ hội sinh lời. Ghi nhận cho thấy, sau khoảnh thời gian dịch bệnh và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài hạn thì hiện nay Nhơn Trạch chứng kiến sự nhộn nhịp trở lại, thậm chí ở khoảng thời gian này, giao dịch có hiện tượng đột biết tại tất cả các khu vực. Nhiều NĐT bắt đầu "bung xoã" tại thị trường này. Khác với những đợt trước, hiện nay trên 80% các giao dịch chủ yếu rơi vào phân khúc đất nền. Các sản phẩm trên dưới 2 -3 tỷ đồng/nền luôn được các nhà đầu tư săn đón.
Tìm hiểu được biết, bên cạnh NĐT phía Nam thì thị trường này còn xuất hiện các NĐT từ Miền Bắc, miền Trung vào tìm hiểu để mua đất nền. Có mặt tại thị trường Nhơn Trạch trung tuần tháng 3/2021, tiếp xúc với một NĐT đến từ Hà Nội được biết, NĐT này bay vào Nam khoảng 3 hôm và đã "xuống tiền" mua 2 mảnh đất tại khu vực tại Định cư xã Phước Khánh.
Thị trường bất động sản Đà Nẵng gần như “ngủ đông”
DKRA Vietnam vừa công bố “báo cáo thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận năm 2020”. Theo DKRA Vietnam, 2020 là một năm hoạt động cầm chừng (gần như "ngủ đông", đặc biệt với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng) của thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận.
Hoạt động cầm chừng của thị trường khu vực này được thể hiện rõ qua sự sụt giảm thấp kỷ lục về nguồn cung mới và sức tiêu thụ chung ở hầu hết các phân khúc so với năm 2019.
Điển hình là phân khúc đất nền, nguồn cung và lượng tiêu thụ mới giảm mạnh. DKRA Vietnam ghi nhận trong năm 2020, thị trường đón nhận 2 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường khoảng 183 nền, chỉ bằng 3% so với năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt khoảng 57% (104 nền), tương đương gần 2% lượng tiêu thụ năm 2019.
Nhìn chung, nguồn cung và lượng tiêu thụ trên nguồn cung mới đều giảm mạnh trong năm 2020. Nguồn cung chủ yếu tập trung ở quận Liên Chiểu và quận Ngũ Hành Sơn. Hoạt động giao dịch trên thị trường thứ cấp kém sôi động, tính thanh khoản thấp. Giá thứ cấp ghi nhận mức giảm trung bình khoảng 5 - 10%. Riêng một số trường hợp người bán cần thu hồi vốn gấp ở các dự án thuộc khu đô thị Tây Bắc (quận Liên Chiểu) hoặc khu đô thị Nam Hòa Xuân (quận Ngũ Hành Sơn), mức giảm giá thứ cấp có thể lên đến 15 - 20%.
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, được nhiều người tin tưởng
Tại sự kiện Lễ Vinh danh thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2020 - 2021 và Tọa đàm Bất động sản Mùa Xuân do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) tổ chức mới đây, giới chuyên gia đã cùng nhìn nhận, đánh giá cũng như dự báo những vấn đề chung của thị trường bất động sản trong gian đoạn 2020 - 2021.
Đáng chú ý, nghiên cứu mới nhất của VIRES cho hay, đóng góp của thị trường bất động sản hiện chiếm tới 13,6% GDP. Đặc biệt, bất động sản có khả năng lan tỏa lớn đến hơn 40 ngành kinh tế quan trọng khác, nhất là những ngành liên quan trực tiếp như xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú - ăn uống và tài chính - ngân hàng.
Vị chuyên gia này cũng cho biết thêm, giá chứng khoán của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết năm 2020 tăng 27% và tính đến thời điểm hiện tại tăng 31%. Lĩnh vực bất động sản và xây dựng đang được đánh giá là tương đối khả quan.
Hội chứng sân bay và tư duy nhiệm kỳ
Trong số khoảng 50 chuyến bay mỗi năm của tôi trước dịch Covid, hầu hết các lần bị delay đều từ Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Các chuyến bay sai giờ đều bị muộn hơn so với lịch trình ban đầu từ 15 phút đến một, có khi hai tiếng.
Ở những chuyến bay bị trễ, tôi gần như không tận dụng được thời gian làm việc, trả lời email của đối tác, đồng nghiệp, bởi đơn giản tôi không thể tìm thấy một chỗ cắm điện để sạc laptop hay điện thoại ở khu vực chờ chung. May thay, từ khi sử dụng dịch vụ phòng chờ, tôi có thể làm việc được ở đó.
Với nhiều người quen, đồng nghiệp, họ khó có thể tranh thủ thời gian chờ đợi để làm việc ở sân bay. Hành khách cũng khó lòng nghỉ ngơi hay thư giãn vì không gian hạn chế, đôi khi tìm một chỗ ngồi thoải mái cũng khó. Hầu hết các chuyến bay bị trễ trở nên khá mệt mỏi nếu đi cùng con nhỏ, người lớn tuổi.
Vì sao các chuyến bay từ sân bay Hà Nội và TP.HCM lại bị trễ giờ nhiều nhất trong số các chuyến bay của tôi cả trong và ngoài nước?
Thứ nhất, do công suất hai sân bay lớn nhất nước bị quá tải. Công suất của Nội Bài năm 2019 là 154%, Tân Sơn Nhất là 147%. Thứ hai, năm 2019 và 2020, tỷ lệ trễ giờ của các chuyến bay cao hơn hẳn các năm trước do một số đường băng phải sửa chữa. Thứ ba, với dân số gần 100 triệu, thị trường hàng không Việt có
Nhiều người ôm nợ sau thời sốt đất ở Khánh Hòa
Đầu năm 2021, Bộ Xây dựng công nhận huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đạt tiêu chí đô thị loại 4. Sau sự kiện này, lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa kỳ vọng huyện Diên Khánh sẽ là nơi giảm tải áp lực về dân cư và không gian đô thị cho TP Nha Trang đang có nguy cơ quá tải.
Khi thông tin Diên Khánh lên đô thị loại 4, anh Trung, một người chuyên đầu cơ đất, hy vọng gần 20 lô đất mà mình từng gom năm 2020 ở huyện Diên Khánh sẽ dễ dàng “hốt bạc”. Nhưng thực tế đã làm anh Trung thất vọng.
“Đầu năm đến giờ chỉ bán được một lô, giá thì gần như đi ngang so với lúc mua cách đây gần nửa năm. Các lô còn lại vẫn có khách đến xem nhưng không trả giá. Đất giờ rất khó bán vì lúc mình mua giá đã bị thổi lên nhiều so với thực tế”, anh Trung nói.