Đâu là “lối thoát” cho thị trường bất động sản

Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) "nghẽn vốn", nhiều doanh nghiệp bất động sản phải tự tìm cách “gỡ lưới” tìm lối thoát. Rất nhiều giải pháp được đưa ra, như chấp nhận giảm giá để bán dự án rút tiền về, huy động vốn từ

 

Đâu là “lối thoát” cho thị trường bất động sản - Ảnh 1

Tự “cứu” lấy mình

Nhiều phân khúc BĐS không thể giao dịch, thanh khoản chậm chỉ có thể nằm yên một chỗ khiến môi giới thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp đau đầu.

Nhiều nhà đầu tư không thể chờ đợi, đã phải tự cứu lấy mình với nhiều phương thức như chiết khấu cao với điều kiện phải thanh toán hết trong một lần, đây là cách là nhiều doanh nghiệp áp dụng để đẩy nhanh thanh khoản. Không chỉ ở thị trường sơ cấp, mà cả ở thị trường thứ cấp tùy vào phân khúc và vị trí mà mức giá bán cũng đã giảm xuống từ 5 – 15%.

Ngoài ra, nhiều chủ đầu tư lớn đã bắt đầu dừng đầu tư dự án mới, tạm ngừng các dự án đang triển khai, điều này ảnh hưởng đến nguồn cung BĐS trên thị trường. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không thể gồng gánh nổi trong giai đoạn này đành chấp nhận chịu lỗ bán trao tay dự án hoặc phải chuyển nhượng cổ phần cho cho bên khác.

Nguồn vốn là nguồn sống của hầu hết các doanh nghiệp, nhưng trước sự biến động của tình hình tài chính hiện nay thì việc tiếp cận, huy động vốn vô cùng cực khổ, nhất là hai kênh dẫn vốn chính tín dụng ngân hàng và trái phiếu bất động sản bị siết chặt. Điều này đã khiến phần lớn các doanh nghiệp BĐS phải giảm chi tiêu, giảm lợi nhuận, cắt giảm bớt nhân sự thậm chí phải giảm hơn một nửa số lượng nhân viên để có thể có được dòng tiền. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách giải quyết nhất thời.

Không chỉ doanh nghiệp BĐS mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng khó có thể vay vốn. Người dân có nhu cầu mua nhà thì không thể mua, khiến doanh thu của các doanh nghiệp sụt giảm, nguồn vốn nằm yên một chổ không thể thu hồi càng không thể trả nợ ngân hàng.

Tuy đang đứng trước những rủi ro khó lường nhưng đây cũng là thời điểm tốt để một vài doanh nghiệp nhỏ có thể nắm bắt thời cơ phát triển khi các doanh nghiệp lớn gặp khó khăn. Nhưng phải xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng, nắm bắt rõ chu kỳ lên xuống thất thường của thị trường.

Bên cạnh những nổ lực tìm lối thoát thì các doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước để bước qua giai đoạn khó khăn. Thị trường đang rất trông chờ vào gói tín dụng cũng như cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại hỗ trợ cho người dân có nhu cầu mua nhà và giảm lãi suất xuống mức thích hợp hơn.

Các doanh nghiệp BĐS cần sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước để bước qua giai đoạn khó khăn.  
Các doanh nghiệp BĐS cần sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước để bước qua giai đoạn khó khăn.  

Nên đầu tư thế nào trong thời điểm này?

Trong bối cảnh thị trường khó khăn, cơn “khát vốn” trở nên nóng hơn bao giờ hết thì chính là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư có sẵn “tiền tươi thóc thật” có thể gom hàng với chất lượng tốt và giá thành rẻ hơn rất nhiều lần giá thị trường.

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, đây là giai đoạn “vàng” để có thể bắt đáy an toàn cần chọn lọc, tìm hiểu kỹ lưỡng tránh đầu tư nhầm phân khúc dẫn đến rủi ro. Lựa chọn những sản phẩm đảm bảo được tính thanh khoản, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự biến động của thị trường. Do đó, các phân khúc có nhu cầu ở thật đang được ưu tiên hướng đến.

Những phân khúc BĐS có nhu cầu thật, có giá trị sử dụng cao được sử dụng để ở, cho thuê, kinh doanh sẽ an toàn hơn, dễ dàng mang lại dòng tiền ổn định không bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường, không mất thời gian chờ lên giá. Đây là cơ hội để nhà đầu tư rút kinh nghiệm nếu muốn vượt qua khó khăn và mua được sản phẩm giá rẻ cần cất trữ sẵn một khoảng tiền mặt. Sở hữu tiền mặt là lợi thế rất lớn để săn các sản phẩm vừa rẻ vừa chất lượng.

Tuy nhiên, vẫn cần phải cẩn trọng, nên đầu tư vào nhiều loại hình BĐS khác nhau nhưng phải chọn lọc kỹ càng. Nhà đầu tư nên chủ động về nguồn vốn, hạn chế sử dụng đòn bẫy tài chính quá tay, cân bằng giữa tiền mặt và tài sản để có thể chủ động được khoản tiền khi cần thiết.

Chọn lọc những phân khúc có vị trí tốt, khả năng sinh lời ổn định như những khu vực có dân cư đông đúc có thể kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng tạo ra nguồn thu đều đặn mỗi tháng, tăng thêm lợi nhuận như ý muốn.

Nguyên Ngọc

Theo Kinh doanh và Phát triển