Điều gì khiến nhà đầu tư bất động sản “ngán” nhất lúc này?

Bất động sản (BĐS) luôn là kênh đầu tư được lựa chọn vì giá trị tăng cao không ngừng. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại không ít nhà đầu tư đang “lao đao” trước những biến động từ thị trường BĐS.

 

Điều gì khiến nhà đầu tư bất động sản “ngán” nhất lúc này? - Ảnh 1

Những thông tin tiêu cực về các doanh nghiệp lớn, sự ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt dòng tiền được xem là động thái tiêu cực tác động đến thị trường BĐS làm giới đầu tư kẹt trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Trong tình thế bất ổn này, cho dù là những tay đầu tư “lão luyện” cũng phải hành động một cách cẩn thận nếu không phải muốn bị “văng” khỏi thị trường.  

Ngân hàng siết tín dụng: thị trường BĐS “chững lại”

Tháng 6/2022 tổng dự nợ BĐS đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,07% và chiếm 20,74% trong tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống so với năm 2021. Đây là hồi chuông cảnh báo cho thấy dư nợ tín dụng đã lên cao quá mức, điều này sẽ tạo ra những rủi ro đến an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Trước tình thế đó, Chính phủ đã thực hiện một loạt các hành động và bắt đầu siết tín dụng BĐS. Kể từ khi chính sách siết tín dụng được áp dụng, mức tăng trưởng trong thị trường chậm lại đáng kể nhưng đem đến những chuyển biến tích cực.

Hiện nay, trên thị trường BĐS mặc dù số lượng ít nhưng các dự án được triển khai ngày càng có chất lượng hơn, chủ đầu tư thật và năng lực tài chính mạnh. Còn lại, những chủ đầu tư phụ thuộc vào tài chính đang phải “gồng mình” vượt qua giai đoạn này khi ngân hàng gắt gao hơn trong việc cho vay vốn. Điều này còn giúp thị trường thanh lọc được những nhà đầu tư sử dụng đòn bẫy tài chính, nhà đầu cơ, lướt sóng không có nhu cầu thực trong thị trường.  

Dư nợ tín dụng bất động sản tăng chạm mốc báo động  
Dư nợ tín dụng bất động sản tăng chạm mốc báo động  

Dự đoán đến cuối năm nay chính sách siết tín dụng BĐS vẫn còn được triển khai, vì thế nhà đầu tư và các doanh nghiệp nếu không muốn bị “văng” khỏi thị trường BĐS cần chủ động đa dạng hóa nguồn vốn hạn chế phụ thuộc vào nguồn vay từ ngân hàng. Doanh nghiệp có thể tìm cách tiếp cận với các quỹ đầu tư, M&A, liên doanh, giúp cho nguồn vốn được ổn định, đảm bảo và giảm các rủi ro hệ thống.

Giao dịch chậm nhiệt: mua- bán bất động sản bước vào giai đoạn khó khăn

Mặc dù giao dịch BĐS giảm nhưng giá BĐS vẫn đang ở mức cao “ngất ngưỡng” vượt quá mức mua của người dân. Thông tin từ Bộ Xây, thị trường BĐS quý 2/2022 có 69.079 tổng lượng giao dịch. Mặc dù con số này được đánh giá cao hơn quý 1/2022 nhưng chỉ bằng 42% so với năm 2021. Có thể lý giải được rằng, từ khi dòng tiền bị siết chặt đã làm thị trường BĐS trở nên “khát vốn”  ảnh hưởng đến các giao dịch trên thị trường. Việc vay mua BĐS không còn dễ dàng như trước nữa, các ngân hàng từ chối cho vay BĐS hoặc cho vay như quá trình giải quyết hồ sơ rất chậm, người vay phải trả lãi cao và phải mua thêm bảo hiểm cho khoản vay. Trong khi đó, hiện nay 30% số khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua nhà vì thế việc hạn chế vốn vay vô hình chung “cột cánh” của những người đang có ý định mua kéo theo sức mua từ thị trường giảm.

Khi sức mua trên thị trường giảm, ở trong cùng một diễn biến mức thanh khoản của thị trường cũng không khá khẩm hơn là mấy. Đối diện một bên là áp lực tài chính do dòng tiền bị “nghẽn”, bên còn lại là giá bán cao “ngất ngưỡng” từ BĐS, tác động đến mức thanh khoản của thị trường giảm nhiệt theo. Trong quý I/2022 tại Hà Nội và TP. HCM trong khi giá bán sơ cấp tăng liên tục trong khi mức thanh khoản lại giảm 20% so với cùng kỳ với 20.325 giao dịch.

Có thể thấy, bất ổn từ dòng tiền tạo thành phản ứng dây chuyền trên thị trường. Các giao dịch kể cả mua bán lẫn thanh khoản đều trở nên ảm đạm hơn nhiều trong khi giá bán trên thị trường chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhà đầu tư nên cẩn thận nếu có giao dịch mua – bán trong thời điểm này.

Thị trường “khát vốn”, giao dịch bất động sản chậm nhiệt  
Thị trường “khát vốn”, giao dịch bất động sản chậm nhiệt  

Để thị trường có thể vận hành ổn định, Chính phủ cần hỗ trợ gỡ các nút thắt về dòng tiền, đặc biệt là khơi thông dòng vốn, tín dụng, trái phiếu tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người mua tiếp cận được nguồn tín dụng thì lúc đó thị trường BĐS sẽ quay trở lại nhịp như ban đầu.

Theo Chất lượng và Cuộc sống