Đồng Nai: Trung tâm “chuỗi cung ứng” mới
Trong bối cảnh ngày càng nhiều “ông lớn’ trong lĩnh vực công nghệ cao tìm đến Việt Nam đặt nhà máy sản xuất, các tỉnh công nghiệp trọng điểm phía Nam là đối tượng được quan tâm. Và Đồng Nai là một trong những thị trường bất động sản vệ tinh hưởng lợi.
Tiềm năng phát triển ở thị trường Việt Nam
Hiện nay, rất nhiều công ty đầu tư hàng đầu trên thế giới chọn thị trường Việt Nam làm nơi ưu tiên đầu tư. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm ghi nhận, Việt Nam đạt 10,06 tỷ USD nguồn vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài). Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, nguồn vốn FDI và kim ngạch xuất khẩu trong 10 năm qua ở Việt Nam đều cao hơn các quốc gia Đông Nam Á khác. Hiện nay có đến 97 quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài đã đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trong đó, vốn đầu tư nhiều nhất đến từ các nước trong khu vực châu Á như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Thị trường Việt Nam sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật thu hút vốn FDI như tình hình an ninh, chính trị ổn định, lực lượng lao động trẻ đồi dào, khả năng tăng trưởng kinh tế tốt, lĩnh vực sản xuất… ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, sở hữu vị trí địa lý thuận lợi để kết nối giao thương với các nước trên thế giới và trong khu vực. Ngoài ra, với ưu thế đường bờ biển dài với nhiều bến cảng dễ dàng vận chuyển lưu thông với nước ngoài, Việt Nam được lựa chọn là điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp cần đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào hơn 53 tỉnh thành ở Việt Nam. Đặc biệt vốn đầu tư “đổ” nhiều vào các tỉnh kinh tế trọng điểm ở phía Nam như TP.HCM và các tỉnh vùng ven lân cận.
Đồng Nai đi đầu trong việc thu hút vốn FDI
Bên cạnh TP.HCM các tỉnh thành lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai đều là những tỉnh công nghiệp trọng điểm. Đặc biệt, trong vòng 30 năm trở lại đây tỉnh Đồng Nai luôn nằm trong top 5 tỉnh thành đứng đầu cả nước về việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Chỉ tính trong 8 tháng đầu năm nay, Đồng Nai đã thu hút được khoảng 656 triệu USD vốn FDI. Có 28 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký trên 343 triệu USD và 57 dự án tăng vốn với tổng vốn bổ sung hơn 313 triệu USD. Dòng vốn FDI là yếu tố quan trọng thúc đẩy Đồng Nai phát triển quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là 3 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Đồng Nai chiếm đến 55% trong tổng số vốn FDI.
Để quá trình phát triển nhanh chóng, thuận lợi, cơ quan chức năng ở tỉnh đã đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng, thúc đẩy hoàn thiện kết cấu hạ tầng tại các khu công nghiệp lớn. Bên cạnh đó mau chóng xử lý các thủ tục pháp lý,thành lập các khu công nghiệp mới với diện tích rộng hơn 6500 ha, để mở rộng quỹ đất công nghiệp cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay, Đồng Nai đang ưu tiên đẩy mạnh các dự án công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ hiện đại, lĩnh vực thương mại dịch vụ, chuỗi cung ứng...
Diện tích đất ở Đồng Nai khá rộng, quá trình phát triển công nghiệp diễn ra sớm hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Ngoài ra, điểm mạnh lớn ở Đồng Nai hiện nay là sân bay quốc tế Long Thành đang trong quá trình hoàn thiện, thu hút nhiều tập đoàn kinh tế lớn lựa chọn khu vực này để mở rộng kinh doanh.
Công nghiệp phát triển đi đôi với bất động sản công nghiệp tăng trưởng, bên cạnh đó các loại hình bất động sản khác cũng tăng trưởng theo. Người dân lao động tập trung về đây làm ăn, sinh sống vì thế nhu cầu nhà ở cũng gia tăng mạnh mẽ. Các dự án xây dựng khu đô thị thương mại mới ở gần sân bay Long Thành và các khu công nghiệp cũng sở hữu nhiều tiềm năng phát triển. Không chị thuận tiện cho người dân địa phương sinh sống và làm ăn mà còn tạo điều kiện cho những đối tác nước ngoài đến làm việc và sinh sống.