Hiện trạng ba dự án 150.000 tỷ đồng tại huyện phía Bắc Thủ đô sẽ lên quận năm 2025
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã mạnh tay “đổ vốn” tại đây, đặc biệt, 3 dự án dưới đây với tổng số vốn gần 150.000 tỷ đồng.
Thành phố phía Bắc của Hà Nội sẽ lấy sân bay Nội Bài là hạt nhân định hướng phát triển các ngành nghề, dịch vụ. Đồng thời, đây cũng sẽ là trung tâm dịch vụ về tài chính, công nghiệp công nghệ cao của Hà Nội.
Theo quy hoạch Thủ đô, TP. Hà Nội hiện đang thực hiện nhiệm vụ "Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 3-5 huyện và đến năm 2030 có thêm 1-2 huyện phát triển thành quận". Theo đó, từ nay đến năm 2025, Hà Nội phấn đấu đưa huyện Đông Anh lên quận.
Nắm bắt được tiềm năng của Đông Anh, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã mạnh tay “đổ vốn” tại đây. Đặc biệt, 3 dự án dưới đây với tổng số vốn gần 150.000 tỷ đồng được người dân chờ đợi sẽ làm nên bộ mặt Đông Anh.
Dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội (NHSC)
Dự án này có tổng vốn đầu tư khoảng 4,2 tỷ USD, quy mô hơn 270ha nằm ngay chân cầu Nhật Tân, phía bên phải theo hướng từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố. Siêu dự án này được xây dựng ở phần đất thuộc các xã Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Kim Nỗ, huyện Đông Anh.
Dự án do liên danh giữa Tập đoàn BRG và Sumitomo (Nhật Bản) làm chủ đầu tư. Trong đó, toà tháp tài chính 108 được coi là trung tâm của dự án là phương án thiết kế của công ty đến từ Mỹ Skidmore, Owings & Merrill.
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 4,2 tỷ USD (gần 107.000 tỷ đồng), quy mô hơn 270ha nằm ngay chân cầu Nhật Tân, phía bên phải theo hướng từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố. Siêu dự án này được xây dựng ở phần đất thuộc các xã Vĩnh Ngọc, Hải Bối, Kim Nỗ, huyện Đông Anh.
Ngày 6/3, ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ này vừa ký quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án. Tuy nhiên, đến nay sau gần nửa năm, dự án vẫn chưa triển khai thêm hạng mục nào ngoài tường rào, san lấp mặt bằng... Tại khu vực bên trong dự án cũng gần như không có công nhân hay máy móc phục vụ việc thi công.
Dự án khu đô thị thông minh - sinh thái
Dự án này nằm đối diện với dự án Thành phố thông minh do Sun Group làm chủ đầu tư. Dự án có tổng số vốn dự kiến khoảng hơn 33.000 tỷ đồng, diện tích 268ha thuộc địa phận ba xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc và Xuân Canh.
Dự án có quy mô sử dụng đất khoảng 268ha, quy mô dân số khoảng 38.500 người. Chi phí thực hiện dự án khoảng hơn 33.000 tỷ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 2.090 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư dự án hơn 35.000 tỷ đồng.
Dự án được quy hoạch với hơn 12.800 căn hộ, trong đó gồm 427 căn biệt thự, hơn 1.200 nhà liền kề, chung cư thương mại hơn gần 7.770 căn và trên 3.420 căn nhà ở xã hội. Dự kiến siêu đô thị này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2031.
Hiện tại, phần đất làm dự án hiện tại chủ yếu là đất nông nghiệp vẫn chưa giải phóng mặt bằng.
Công viên Kim quy
Một dự án khác là Công viên Kim Quy do Sun Group làm chủ đầu tư có diện tích 100ha, tổng mức đầu tư dự kiến 10.000 tỷ đồng cũng nằm tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.
Dự án này của Sun Group thuộc xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội, nằm trên đường cao tốc nội đô Nhật Tân – Nội Bài. Du khách có thể di chuyển từ khu Nội Bài hoặc cũng có thể xuất phát từ nội thành Hà Nội chưa đến 20 phút đi xe. Là nơi có nhiều cầu lớn xung quanh như: cầu Nhật Tân, Thăng Long, Đông Trù… những cây cầu quan trọng của khu vực sông Hồng.
Công viên được mô tả là thiết kế phỏng từ truyền thuyết thần Kim Quy, khắc họa mạnh mẽ nét đẹp văn hóa của vùng đất ngàn năm văn hiến. Đồng thời, công viên Kim Quy còn là sự kết hợp đầy tinh tế và sáng tạo giữa đẹp truyền thống cổ kính với sự hiện đại, tân tiết khi sử dụng mô hình của Universal Studio, Disneyland nổi tiếng toàn cầu.
Dự án này khởi công từ tháng 9/2016 và cam kết cuối năm 2018 đưa vào sử dụng giai đoạn 1, nhưng đến nay vẫn là khu đất trống. Lý giải về sự chậm tiến độ của dự án, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội mới đây cho biết, Công viên Kim Quy hiện không vướng gì về quy hoạch mà chủ yếu về vấn đề giải phóng mặt bằng.