Mặt bằng cho thuê cạn kiệt, giải pháp nào cân bằng cung cầu?

Việt Nam hiện đang trên đà phục hồi kinh tế, nhất là ở hai TP lớn Hà Nội và TP.HCM các phân khúc cho thuê như văn phòng, mặt bằng thương mại, nhà ở… đều ghi nhận sự phục hồi đáng kinh ngạc sau dịch, nhưng nguồn cung đang khá hạn chế không đủ đáp ứng nhu cầu hiện nay

Mặt bằng cho thuê cạn kiệt, giải pháp nào cân bằng cung cầu? - Ảnh 1

Nhu cầu thuê tăng mạnh sau dịch

Sau 2 năm dịch bệnh kéo dài, mặt bằng cho thuê đều đang được săn đón. Trên thị trường tất cả các mặt bằng cho thuê văn phòng, thương mại đều phần lớn đều kín chỗ, những chổ trống còn lại là những nơi đang trong quá trình sửa chữa và hầu như đều đã được đặt cọc giữ chổ trước. Những mặt bằng sắp hết hạn hợp đồng đều được đề nghị gia hạn. Nhiều nhu cầu cần thuê mặt bằng nhưng vẫn đang chờ đợi để có chỗ.

Sau thời gian kinh tế bị trì hoãn vì dịch bệnh, người lao động đã dần trở lại thành phố, nhịp sống sinh hoạt đã bắt đầu phục hồi bình thường. Các công ty, doanh nghiệp cho nhân viên làm việc trực tiếp tại văn phòng, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ dã hoạt động trở lại vì thế nhu cầu thuê mặt bằng tăng mạnh dẫn đến thị trường cho thuê càng khan hiếm giá thuê tăng cao và trở thành phân khúc BĐS hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Chị N.T.H.T một tiểu thương tại Hà Nội chia sẻ: “Sau dịch bệnh tình hình kinh tế khó khăn hơn, tôi muốn thuê mặt bằng để mở một cửa hàng tiện lợi nhưng hơn cả tháng nay vẫn không tìm được nơi thích hợp. Những địa điểm đông đúc, ngay ngã tư, nhiều người qua lại thì giá thuê rất cao. Một căn nhà 3 tầng, diện tích khoảng 30m2 giá thuê một tháng đã hơn 30 đến 50 triệu đồng.”

Do thiếu hụt nguồn cung quá nhiều nên cũng không quá khó hiểu khi giá cả cho thuê hiện nay tương đối cao so với năm trước. Tại các tuyến đường lớn ở Hà Nội theo mô giới nhà đất tại đây một căn nhà mặt phố 7 tầng với diệm tích 200m2 đang được cho thuê một tháng với giá 500 triệu đồng, nhà 4 tầng 30m3 đến 40 m2 tùy vào tuyến đường mà giá thuê dao động từ 40 đến 70 triệu đồng. Đối với các tuyến đướng lớn ở các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy… giá thuê cũng ở mức từ 100 đến 600 triệu.

Tương tự như Hà Nội, tại TP.HCM nhiều mặt bằng trung tâm thành phố như quận 1 và quận 3 được nhiều tiểu thương đến hỏi thuê và số lượng mặt bằng đang ít dần. Mô giới BĐS cho biết giá thuê mặt bằng kinh doanh tại các trục đường chính Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng với diện tích 60 đến 100m2 một tháng khoảng 200 triệu đồng, đường Nguyễn Thị Minh Khai có mức giá dao động từ 80 đến 200 triệu đồng.

Ở những con đường có khả năng “ăn nên làm ra” ở các quận Bình Thạnh, Phú Nhuận đang tăng dần từng ngày tầm 20%, mức giá cho thuê mặt bằng nguyên căn khoảng 30 đến 40 triệu đồng một tháng, khách thuê vẫn đang tranh nhau vì không đủ mặt bằng.

Mặt bằng cho thuê cạn kiệt, giải pháp nào cân bằng cung cầu? - Ảnh 2

Giải pháp nào mở rộng nguồn cung?

Nguồn cung “nhỏ giọt” những tòa nhà văn phòng, nhà phố thương mại chưa kịp hoàn thiện để bổ sung nguồn cung cho thị trường. Nguồn cung văn phòng hiện nay chủ yếu đến từ những tòa nhà chung cư hỗn hợp. Trong khoảng thời gian từ đầu năm đến hiện tại chỉ có vài dự án văn phòng được khởi công xây dựng. Giá thuê tăng cao hơn nhiều năm ngoái, tỉ lệ cho thuê các mặt bằng kinh doanh tại các trung tâm thương mại tăng nhiều hơn so với thời gian trước.

Trong thời điểm giãn cách xã hội nhiều chủ đầu tư đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các đơn vị kinh doanh, sau khi người dân quay lại cuộc sống bình thường các cửa hàng kinh doanh bắt đầu hoạt động trở lại, tình trạng sang nhượng mặt bằng đã không còn phổ biến như trước.

Theo thống kê từ các trang tin thuê nhà vào thời điểm trước dịch, số lượng bài đăng cho thuê vẫn luôn duy trì ở mức cao nhưng sau dịch thì đã giảm xuống hơn một nửa và kéo dài cho tới nay tình hình vẫn không khả quan hơn mà còn có dấu hiệu ảm đạm khi lượng mặt bằng cho thuê mỗi ngày một giảm.

Một trong những lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng nguồn cung không đủ cầu của thị trường thuê mặt bằng hiện nay là do những vướng mắc về thủ tục hành chính chưa được giải quyết triệt để vì các thủ tục cấp phép phải qua nhiều trình tự phức tạp dẫn đến việc cấp giấy phép xây dựng bị kéo dài ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án.

Cùng với sự phục hồi kinh tế các doanh nghiệp BĐS hiện nay cũng đang dần hoạt động sôi nổi trở lại, nhất là ở phân khúc mặt bằng cho thuê tăng mạnh nhưng lượng cung không đủ để đáp ứng. Vì thế cần phải chấm dứt triệt để các vấn đề về thủ tục hành chính như thủ tục cấp phép, tính tiền sử dụng đất… nhằm mở rộng nguồn cung và cải thiện môi trường đầu tư.

Nguyên Ngọc

Theo kinh doanh & phát triển