Những khu vực nào sẽ đem lại nguồn cung 27.000 căn hộ giai đoạn 2024-2026
Theo báo cáo của Cushman & Wakefield, giai đoạn 2024-2025 được kì vọng sẽ tác động đến sức cầu của thị trường bất động sản TP. HCM trong vòng 3-4 năm tới. Điểm rơi về giá trị đầu tư căn hộ cũng rơi vào khoảng thời gian này.
Theo dữ liệu quý 4/2024 của Cushman & Wakefield chỉ ra, trong quý này, hơn 1.700 căn hộ mới được tung ra thị trường TP. HCM, giảm 54% so với quý trước và cao hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Phân khúc trung cấp tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường.
Tuy nhiên, số lượng căn hộ mới được chào bán tại TP. HCM giảm nhẹ do sự thiếu hụt về nguồn cung mới tại các dự án sơ cấp. Phần lớn các chủ đầu tư vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý và quan sát diễn biến của thị trường.
Tương tự như nguồn cung mới, lượng bán trong quý 4/2023 của TP. HCM đạt khoảng 1.700 căn được bán ra. Thị trường nhìn chung vẫn ghi nhận tỷ lệ hấp thụ thấp chủ yếu do suy thoái kinh tế toàn cầu và tâm lý thận trọng của người mua. Tuy nhiên, những chủ đầu tư đưa ra phương án thanh toán linh hoạt và có pháp lý minh bạch sẽ thu hút được sự chú ý của người mua.
Cũng trong báo cáo, Cushman & Wakefield cũng chỉ ra 3 khu vực tại TP. HCM là khu Đông, khu Nam và khu Tây sẽ cung cấp nguồn cung căn hộ chính trong năm 2024, 2025 và 2026. Dự kiến sẽ có 27.000 căn hộ chào thị trường từ năm 2024-2026.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield cho rằng, vì quỹ đất đang ngày càng hạn hẹp ở các quận nội thành nên nguồn cung có xu hướng lan rộng ra ở các khu vực xa hơn theo các định hướng quy hoạch cơ sở hạ tầng.
Với việc thành lập TP. Thủ Đức cùng với quỹ đất sạch sẵn có, khu Đông dự kiến sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường với lượng nguồn cung lớn trong tương lai.
Khu vực này hiện nhiều hạ tầng giao thông trọng điểm đã và đang hoàn thiện, đầu tư. Vành đai 3, vành đai 2 là những tuyến đường quan trọng sẽ thay đổi bộ mặt đô thị, bất động sản khu vực này. Mới đây, UBND TP. HCM trình HĐND thành phố quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp với 9.328 tỷ đồng bằng ngân sách thành phố.
Đây được coi là kì vọng sẽ tác động đến sức cầu của thị trường bất động sản khu vực này trong vòng 3-4 năm tới. "Điểm rơi" về giá trị đầu tư căn hộ cũng rơi vào khoảng thời gian này.
Bên cạnh đó, đường Vành đai 2 là tuyến đường quan trọng của TP. HCM kết nối các khu công nghiệp, khu đô thị và các tuyến đường trục xuyên tâm, nhằm giảm tải cho khu vực nội đô, nhằm kết nối giao thông vùng.
Việc khép kín đường Vành đai 2 theo UBND TP. HCM là hết sức cần thiết, cần triển khai ngay nhằm giải quyết việc vận chuyển hàng hóa qua các cảng phía Đông, Đông Bắc, phía Nam thành phố như cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu…
Tương tự, theo Cushman & Wakefield, ở phân khúc nhà liền thổ, nguồn cung tương lai sẽ tập trung tại khu Đông và khu Nam TP. HCM.
TP. HCM mong muốn tiếp tục đô thị hóa đến các khu vực có như TP. Thủ Đức và huyện Nhà Bè.
Trong số các khu vực này, TP. Thủ Đức dự kiến khai thác nguồn cung nhà liền thổ trong tương lai cao nhất đến từ quỹ đất sẵn có và mạng lưới cơ sở hạ tầng phát triển nhanh chóng. Một phần đáng chú ý trong nguồn cung tương lai sắp tới dự kiến sẽ đến từ các dự án quy mô vừa (khoảng 200 căn) và các giai đoạn tiếp theo của các dự án đô thị hiện tại.
“Với khung pháp lý mới có hiệu lực vào năm 2025, thị trường hứa hẹn sẽ phục hồi mạnh mẽ với lượng hấp thụ ổn định hơn và môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh hơn. Mức giá bán sơ cấp cũng sẽ tiếp tục đà tăng mạnh từ năm 2025 trở đi”, bà Trang Bùi nhấn mạnh.