Những tiêu chí nào để Đà Nẵng trở thành thành phố “đáng sống”
Đà Nẵng được du khách đặt cho danh hiệu “Đáng sống”, trong hành trình phát triển Đà Nẵng hướng tới mục tiêu không chỉ trong khu vực mà sẽ vươn mình ra thế giới vì vậy cần có những quy chuẩn theo quốc tế.
Trao đổi trong buổi Hội thảo sáng 27/06/2022 về “Phát triển Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến và đáng sống”, lộ trình đến năm 2025 kỳ vọng với nguồn lực, đầu tư vào việc mở rộng xây dựng đi sâu vào trung tâm thành phố, từng bước nhỏ sẽ nâng cao hiệu quả phát triển Đà Nẵng.
Những tiêu chí nào để Đà Nẵng trở thành nơi “đáng sống”
Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh chia sẻ, một thành phố đáng sống chắc chắn đáng đến nhưng là nơi đáng đến thì chưa chắc đáng sống. Cho đến gần đây, người ta vẫn nói thật lòng Đà Nẵng chỉ là thành phố đáng đến chứ chưa phải đáng sống.
Vì việc đáng sống, thì không chỉ bắt nguồn từ văn hóa lịch sử, mà rất tinh tế, đời thường. Con người hay nói tận hưởng, còn kinh tế chúng tôi là nói nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe và giải trí. Chúng ta chỉ có khoảng thời gian rất ngắn, nên hạnh phúc chính là việc tối đa hóa cái khoảng định tiêu dùng, dịch vụ, hàng hóa và tối ưu hóa lao động, thu nhập. Nhìn theo các góc độ ấy, mỗi cá thể, mỗi người là rất khác nhau. Sự khác nhau ấy là quyền của mỗi người, và mỗi người có cách hiểu khác nhau về một nơi thế nào là đáng sống.
Có nhiều chỉ số về đáng sống thông qua các bình chọn, qua truyền miệng hay truyền thông, nhưng nếu nhìn đầy đủ, thì đáng sống là xung quanh chúng ta, mỗi cá nhân có được lựa chọn tối ưu nhất những cái mình cho là đáng sống:
Thứ nhất - Lối sống và cách tiêu dùng: Xu thế hiện nay là xanh, nhân văn, an toàn, cá tính hoá, cá thể hoá. Nếu dịch vụ hàng hoá không đáp ứng được những yêu cầu trên thì chưa phải là đáng sống. Đây chính là một xu thế.
Thứ 2 - Xu thế đô thị hoá: Mọi người thích sống ở đô thị vì lý do đơn giản: kinh tế đô thị hoá đảm bảo lợi thế nhiều quy mô. Có lợi thế nhiều quy mô và có kết nối, có tạo dựng vốn xã hội mới có đầu tư, mới có kinh doanh sản xuất hàng hoá dịch vụ tốt nhất. Nhưng hiện nay, đô thị đáng sống còn phải xanh, bền vững, thông minh và an toàn. Mọi dịch vụ cung cấp phải là hệ sinh thái tốt gồm y tế, giáo dục, dịch vụ công (gồm cả dịch vụ tiện ích được tư nhân cung cấp).
Thứ 3 – cách hiểu từ xã hội: Khái niệm đáng sống đôi khi khó đo lường, chỉ là cảm nhận thôi. Ví như, văn hoá Hà Nội hay nhất không phải là tế nhị hay sắc sảo, mà hay nhất là Cách – “của cho không bằng cách cho”. Với Đà Nẵng, đó là sự thân thiện, cởi mở, trung thực, tương trợ lẫn nhau - đó là nét văn hoá có thể cảm nhận được. Nếu thiếu đi bản sắc ấy thì không còn là thành phố phải đáng sống.
Thứ 4 - Môi trường: Thành phố đáng sống có phải là môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường làm việc thuận lợi hay ho nhất không, có so sánh với quốc tế được không? Tại Đà Nẵng, chỉ số chuyển đổi số, chỉ số hành chính đều nằm ở top đầu, nhưng so với Dubai hay Singapore thì như nào? Có thể nói, môi trường kinh doanh và làm việc đối với con người rất quan trọng, đó không chỉ là cần thuận lơi mà còn cần thúc đẩy sự sáng tạo.
Thứ 5 - Đáng sống là giá trị phải lan toả. Nếu thành phố đáng sống lan toả được thì rất hay. Lan toả tạo ra sự ganh đua, sự cạnh tranh của các tỉnh thành địa phương khác để họ cải tạo môi trường sống.
Theo KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam (VUPDA) chia sẻ, khi nói đến Đà Nẵng thì phải nói đến công tác quy hoạch trước. Quy hoạch và những người thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch rất là quan trọng.
Sự phát triển trước hết là về quy hoạch, quan trọng là chúng ta có người dân Đà Nẵng và lãnh đạo Đà Nẵng hết sức mạnh mẽ và biết tận dụng hết những gì luật pháp VN có được thì chúng ta có Đà Nẵng như hiện nay.
Đà Nẵng không những đẹp mà hay hơn nữa theo các nhà quy hoạch thì thành phố rất phong thủy, tựa vào dãy Trường Sơn và hướng ra biển, và núi Sơn Trà hiện lên. Người ta chỉ biết Đà Nẵng là 1 trong 6 địa danh có bãi biển đẹp nhất thế giới, chúng ta phải làm thế nào để Đà Nẵng vươn lên nữa. Phải hoàn thiện toàn bộ quy hoạch của Đà Nẵng, hoàn thiện chức năng của đô thị, thay vì nói thành phố không ngủ hay là du lịch nổi tiếng.
Theo ông Chính, thành phố đáng sống là phải đạt yêu cầu về chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người từ trẻ con đến người lớn tuổi. Thành phố đáng sống trên thế giới có rất nhiều công viên. Gần như thành phố Đà Nẵng chưa có công viên – công viên đúng nghĩa là chưa có. Công viên như hiện nay là chỗ vui chơi cho trẻ con. Còn công viên là phải bao gồm cây xanh.
Sông Hàn rất đẹp. Nhưng không có đất để làm công viên, phải lấy bê tông rộng ra ngoài sông để làm chỗ vui chơi cho người dân. Chúng ta nên có một công viên mang tính toàn cầu, đặc sắc. Thông điệp của thành phố chúng ta là gì? Việc lấp luôn cảnh vật để làm đô thị triệu dân là không thể và không ai làm điều đó.
Tôi nghĩ rằng, có thể có một công viên thủy cung cho người già và trẻ em – một công viên rất đặc biệt, hơn cả Singapore, không phải đi bằng cano, mà đi bằng đường biển bên dưới - lòng biển kết nối bên dưới của thành phố. Nếu làm được một công viên đại dương theo kiểu thủy cung thì đó sẽ là một công viên rất đặc biệt cho mọi người, công viên mang tính quốc tế.
Chúng ta cần tập trung đất đai các khu vực, và để làm một công viên như tôi nói là khu vui chơi cho cả người già, người trẻ. Ở đây chính là Sơn Trà. Sơn Trà chính là công việc bậc nhất. Bây giờ không có biển chỉ dẫn để người dân có thể đến đó, bởi coi đó là rừng quốc gia, rừng cấm. Chúng ta cần có kế hoạch rất kỹ để có thể khai thác bán đảo Sơn Trà.
Còn với quan điểm của PGS. TS. Trần Đình Thiên, thành phố đáng sống tức là nơi này vui vẻ, an toàn và bình yên cho mọi người.
Thành phố đáng sống phải là nơi để người ta tận hưởng được những cái hay, cái đẹp, để khám phá, chứ không phải chỉ để tắm biển, rồi lên ăn, rồi lại đi tắm biển… Nó phải có cái để khám phá.
Tiêu chuẩn cao là mục tiêu hướng tới, nhưng bản chất của thành phố đáng sống phải là thành phố luôn tiến về phía trước, đang tiến về phía trước; chứ không thể là thành phố tĩnh lặng.
Thành phố đủ sức hấp dẫn những người tài, người giàu – hai lực lượng đặc biệt nhất, thêm người đẹp nữa lại càng tốt. Thành phố sáng tạo, cống hiến. Đến đây không chỉ để vui chơi mà phải sáng tạo cho loài người, cống hiến cho đất nước này, thành phố này. Nếu chỉ vì mình thì rất chán. Nằm trong cuộc đua mang tính toàn cầu, cần rất nhiều cố gắng và tin rằng Đà Nẵng sẽ làm được điều đó.