Mới đây, Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa công bố kết quả kiểm định chất lượng 9 nhà chung cư, nhà tập thể cũ có nhiều chủ sở hữu ở trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Trong bối cảnh nguồn cung sơ cấp quá ít, dự án mở bán mới của phân khúc bình dân gần như không có đã khiến giấc mơ an cư của nhiều người gặp khó khăn. Theo đó nhiều người đã phải chuyển hướng sang tìm mua nhà tại các dự án cũ.
Theo các chuyên gia, từ 2 năm nay, TP Hồ Chí Minh chỉ có 5 dự án mới đưa ra thị trường, do đó nguồn cung rất ít. Đặc biệt, các dự mới đang triển khai đều thuộc loại hình bất động sản cao cấp, hạng sang nên việc chi trả của người dân không dễ. Vì thế mà nhiều người đã tìm đến chung cư cũ cả nhưng chung cư đã đưa vào sử dụng được 5-10 năm đã đẩy phân khúc này tăng giá.
Theo một khảo sát của Batdongsan.com.vn, khan hiếm nguồn cung mới khiến những dự án chung cư Hà Nội chưa có sổ, vẫn còn vướng mắc pháp lý cũng tăng giá mạnh.
Dự thảo Nghị định nhà chung cư đã “mở đường” cho việc cải tạo, xây dựng lại dự án cũ bằng quy hoạch. Không chỉ vậy, Nhà nước còn sẵn sàng đứng ra thực hiện, nếu không có doanh nghiệp nào tham gia.
Thị trường bất động sản thời gian qua chứng kiến cảnh giá chung cư liên tục leo thang thiết lập mặt bằng giá mới. Theo guồng tăng giá đó, chung cư cũ (đã qua sử dụng) cũng theo đà tăng và sốt giá trong thời gian gần đây.
Chớp thời cơ khi giá chung cư cứ ngày một tăng cao trong khi nguồn cung vẫn còn khan hiếm, không ít gia đình đã quyết định bán chính căn nhà mình đang ở cho được giá và chuyển sang tìm một nơi “an cư lạc nghiệp” khác.
Để thuận tiện cho công việc và sinh hoạt, phù hợp với ngân sách tài chính, rất nhiều người chấp nhận tìm mua các căn hộ chung cư cũ với mức giá hợp lý và một bộ phận trong đó tìm đến phân khúc nhà tập thể cũ.
Được biết, sẽ xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp, cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội.
Giữa lòng TP.HCM, hàng trăm khu chung cư cũ trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Tại TP.HCM đang có 74 chung cư cũ với 573 lô được xây dựng trước năm 1975. Qua kiểm định của Sở Xây dựng TPHCM, có tới 14 chung cư cấp D (nguy hiểm cao), trong đó có không dưới 5 chung cư nằm tại trung tâm thành phố.
Theo Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr TU của Thành ủy Hà Nội, đến nay, đã có 14 15 quận, huyện (nơi có nhà chung cư cũ) ban hành kế hoạch, còn 1 huyện (huyện Thanh Trì) chưa ban hành kế hoạch cải tạo chung cư cũ.
Đối với những gia đình có mức tài chính “khiêm tốn”, thì việc sở hữu một căn nhà tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM là điều khá xa xỉ. Vì vậy, lựa chọn an toàn nhất lúc này của nhiều người chính là mua căn hộ chung cư cũ với giá thành “vừa túi tiền” và nhiều tiện ích sẵn có. Thế nhưng, các căn hộ chung cư cũ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không tìm hiểu kỹ trước khi “xuống tiền” rất dễ rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, qua rà soát số lượng chung cư cũ trên địa bàn TP đến thời điểm này đã tăng thêm, vào khoảng 2.000 chung cư (so với thống kê thời điểm năm 2020 là 1.579 chung cư). Đến nay đã có 70 nhà đầu tư đăng ký tham gia cải tạo chung cư cũ.
Ở Hà Nội, những “song sắt” được dựng lên tại các khu chung cư tập thể đã tồn tại hàng chục năm qua được người dân đặt cho cái tên “chuồng cọp”, “lồng chim”. Đằng sau nơi gọi là “chốn an cư” đó tồn tại rất nhiều mối hiểm nguy “lơ lửng”, hay khi hỏa hoạn ập tới không lối thoát đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nhiều người.