TP.HCM: Hàng trăm chung cư cũ sẽ sớm được cải tạo, xây dựng lại

Giữa lòng TP.HCM, hàng trăm khu chung cư cũ trong tình trạng xuống cấp trầm trọng. Tại TP.HCM đang có 74 chung cư cũ với 573 lô được xây dựng trước năm 1975. Qua kiểm định của Sở Xây dựng TPHCM, có tới 14 chung cư cấp D (nguy hiểm cao), trong đó có không dưới 5 chung cư nằm tại trung tâm thành phố.

TP.HCM: Hàng trăm chung cư cũ sẽ sớm được cải tạo, xây dựng lại - Ảnh 1

Để nhanh chóng giải quyết tình trạng trên, UBND TP.HCM đã quyết định ủy quyền tự quyết cải tạo chung cư cũ cho UBND các thành phố, quận, huyện trong khu vực.

Các chung cư cũ tồn tại hàng chục năm giữa thành phố

Số liệu thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, trên địa bàn TP.HCM có 474 chung cư cũ với 573 lô được xây dựng trước năm 1975. Qua kiểm định chất lượng, có 14 chung cư cấp D (bị hư hỏng nặng, nguy hiểm); 116 chung cư cấp C; 332 chung cư cấp B; 12 chung cư đã tháo dỡ hoặc chuyển mục đích.

Về tháo gỡ, đã có 4/14 chung cư bị hư hỏng nặng được tháo dỡ hoàn toàn; đã tháo dỡ 6 chung cư xuống cấp nhưng không thuộc loại bị hư hỏng nặng.

Bên cạnh đó, có 199 chung cư xây dựng trước năm 1975 được cải tạo, sửa chữa với tổng mức đầu tư gần 276 tỷ đồng. Tuy vậy, việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ tại TP.HCM đang gặp khó khăn về nguồn vốn.

Sau khi có quyết định ủy quyền từ này 17/08/2022 – 31/12/2025 về việc cải tạo các khu chung cư cũ UBND các thành phố, quận, huyện đã bắt đầu lên kế hoạch cải tạo bao gồm các vấn đề di dời, bồi thường và xử lý các đề về nơi tạm cư cho những người bị ảnh hưởng.

Triển khai kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ

Hiện UBND thành phố đang lên kế hoạch cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ với kinh phí được Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị dự kiến là 500 tỷ đồng. Tuy nhiên việc di dời người dân đang sinh sống để tại các khu vực này không phải là chuyện dễ dàng.

Về việc bồi thường cho cho chủ sở hữu nhà nước thì người thuê nhà thuộc sở hữu của nhà nước không có nhu cầu thuê lại nhà ở tái định cư  thì hỗ trợ 60% giá trị căn nhà. Đồng thời chủ đầu tư phải nộp 40% giá trị còn lại vào ngân sách nhà nước.

Đối với việc bồi thường cho nhà nước đối với phần diện tích sở hữu chung sẽ được chính quyền đề xuất đơn giá được tính tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường bổ sung.

Thực tế UBND thành phố đang gặp khó khăn khi không đạt thỏa thuận trong việc bồi thường và di dòi giữa người dân và doanh nghiệp. Hiện trong số những chung cư cũ nằm trong kế hoạch cải tạo có đến 9 dự án thuộc sở hữu của nhà nước đang vướng mắc về vấn đề bồi thường. Cụ thể, chung cư 23 Lý Tự Trọng, 128 Hai Bà Trưng, 289 Trần Hưng Đạo - 74 Hồ Hảo Hớn, 100 Cô Giang (Quận 1), 251 Hoàng Văn Thụ, 350 Hoàng Văn Thụ (Tân Bình), chung cư Tân Phước  Quận 11), chung cư Soái Kình Lâm (Quận 5), chung cư Nguyễn Kim (lô K, L, M, N, O thuộc Quận 10).

Nhiều khu chung cư cũ gặp khó khăn khi không đạt thỏa thuận trong việc bồi thường
Nhiều khu chung cư cũ gặp khó khăn khi không đạt thỏa thuận trong việc bồi thường

Ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trửng Bộ TN&MT cho biết “Nghị định 71 đưa ra nếu 70% dân cư đồng tình với việc cải tạo, 70% dân cư đồng tình với giá đền bù nhà đầu tư thì việc cải tạo được chấp nhận. Tuy nhiên, đến năm 2014 thì sửa Luật Nhà ở nên thực tế Nghị định 71 vẫn chưa đủ thời gian để đánh giá. Theo tôi, cách thức thỏa thuận giữa người dân với doanh nghiệp mà mốc 70% cư dân đồng tình thì mới đảm bảo được quyền tự quyết về tài sản của cư dân. Chính quyền nên để doanh nghiệp và người dân thỏa thuận”. Vì thế cần tìm giải pháp cân bằng được lợi ích giữa hai bên để thúc đẩy tiến trình cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ được diễn ra nhanh chóng.

Bên cạnh đó, đối với việc xử lý chung cư cũ Bộ Xây dựng kiến nghị nên xử lý theo hướng tổ chức di dời, bố trí tái định cư cho người dân bằng nguồn vốn đầu tư công, đồng thời thực hiện chuyển đổi sang quy hoạch và sử dụng đấu giá đối với khu đất của chung cư cũ để thu hồi ngân sách.

Theo Chất lượng và Cuộc sống