Tin nhanh bất động sản tuần qua (12 – 17/4/2021)

Vingroup, Tân Á Đại Thành mở rộng đầu tư tại Hà Nội, Hà Tĩnh và Đắk Lắk, cảnh báo dự án của liên danh Hano – Vid tại Sơn La chưa đủ điều kiện mở bán, giá nhà đất Bình Dương “sốt nóng”, Thanh Hóa ra chỉ đạo “kìm” giá đất, cẩn trọng với thông tin giá nhà đất ven sông Hồng tăng nóng, thị trường căn hộ Hà Nội Quý I/2021: đầu tư ảm đạm, giá chỉ tăng 5%,… là những thông tin BĐS được quan tâm nhất tuần qua.

Tin nhanh bất động sản tuần qua (12 – 17/4/2021) - Ảnh 1

Tin tức thị trường nhà đất tuần qua

Thị trường căn hộ Hà Nội Quý I/2021: đầu tư ảm đạm, giá chỉ tăng 5%

Theo báo cáo của Savills, trong Quý I/2021, thị trường Hà Nội chào đón 3.900 căn hộ mới. Con số này giảm 29% so với quý trước và giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tổng nguồn cung sơ cấp đạt 24.400 căn, giảm 13% so với Quý 1/2020. Về lượng giao dịch, số căn hộ bán được tại Hà Nội trong quý đầu năm đạt gần 4.700, giảm tới 37% so với cùng thời điểm năm trước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là do tình hình giao dịch bị ảnh hưởng bởi Tết Nguyên đán và đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Hải Dương. Trong số gần 4.700 căn hộ bán được, phân khúc hạng B và C vẫn chiếm ưu thế, với tỷ lệ 96%. Ngược lại, lượng giao dịch tại phân khúc hạng A rất ít, chỉ chiếm 3% số căn bán được.

Về tình hình giao dịch của thị trường căn hộ tại Hà Nội trong Quý I vừa qua, mức giá chào bán sơ cấp căn hộ trung bình đạt 1.522 USD (khoảng 35 triệu đồng/m2), chỉ tăng nhẹ 5% so với Quý I/2020. Trong đó, giá phân khúc hạng B tăng mạnh nhất, khoảng 11% theo năm. Tuy nhiên, nhu cầu lại tăng mạnh ở phân khúc có giá 1.000 – 1.500 USD/m2.

Tin nhanh bất động sản tuần qua (12 – 17/4/2021) - Ảnh 2

Giá nhà đất Bình Dương tăng chóng mặt

Theo báo cáo quý I/2021 của Batdongsan.com.vn, tỉnh Bình Dương cũng là thị trường được quan tâm nhất trong số các tỉnh phía Nam. Hiện tại, mức độ quan tâm của các nhà đầu tư bất động sản tại tỉnh Bình Dương cao gấp đôi so với Long An và cao hơn so với tỉnh Đồng Nai. Nếu sau đợt Covid-19 đầu tiên, sự quan tâm chung đến thị trường bất động sản tăng 306%, thì sau đợt Covid-19 thứ hai, thị trường tăng 62%, và sau đợt Covid-19 thứ ba, thị trường tăng mạnh. Sau Covid 1, 2 và 3 là 620%, 36% và 668%, con số thống kê thật đáng ngạc nhiên, đặc biệt là ở tỉnh Bình Dương, nơi con số này là 378%.

Dự kiến ​​đến năm 2030, thành phố trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 đạt vị thế thành phố thông minh trong khu vực và cả nước. Chính thông tin quy hoạch này đã khiến giá đất vùng ven Tân Uyên, Bàu Bàng (Bình Dương) tăng cao trong thời gian qua. So với thời điểm quý IV/2020, giá đất bán trong quý I/2021 đã tăng mạnh. Cụ thể, thứ Năm (Thủ Dầu Một) tăng 19%, Dĩ An (Dĩ An) tăng 21%, Bắc Tân Uyên (Bắc Tân Uyên) tăng 29%, Bàu Bàng (Bàu Bàng) tăng 103%.

Sốt đất cục bổ, Thanh Hóa ra chỉ đạo “kìm” giá đất

Tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh (chủ yếu tại thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, thị xã Nghi Sơn và các huyện: Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Như Thanh,…) đã và đang xuất hiện một số nhà đầu tư, người môi giới bất động sản đã lợi dụng các thông tin về quy hoạch, nâng cấp hệ thống hạ tầng và việc triển khai các dự án lớn, trọng điểm… để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để trục lợi.

Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, hướng đến thị trường nhà ở và bất động sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, bền vững, minh bạch, tránh hiện tượng bong bóng, sốt ảo, đầu cơ đẩy giá, thổi giá đất để trục lợi, căn cứ Công văn số 989/BXD-QLN ngày 25/3/2021 của Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Theo đó giao các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản triển khai thực hiện một số nội dung nhằm chấn chỉnh giá đất.

Văn bản số 4692 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.  
Văn bản số 4692 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh.  

Giá đất khu vực ven sông Hồng tăng đột biến, có phải “con dao 2 lưỡi”?

Khu vực Tàm Xá – Xuân Canh thuộc huyện Đông Anh là khu vực được nghiên cứu xây dựng với tỷ lệ lớn nhất. Giá đất mặt tiền khu vực Xuân Trạch, Lực Canh, Văn Thượng (Xuân Canh) đã tăng lên hơn 51-69 triệu/m2 dù cuối năm 2020 chỉ khoảng trên dưới 30 triệu đồng/m2. Đất mặt tiền Tiên Hội, Đông Trù (Đông Hội, Đông Anh) cũng tăng giá từ 40-45 triệu đồng/m2 hồi giữa năm 2020 lên 55-70 triệu đồng/m2. Hay tại khu vực quận Long Biên, một mảnh đất trong ngõ thuộc phường Cự Khối được rao bán giá 55 triệu/m2 trong khi giá trước đó chỉ 40-45 triệu đồng/m2. Giá bán khu vực Thạch Cầu là 30-40 triệu đồng/m2, khu vực phường Ngọc Thuỵ là 30-50 triệu đồng/m2 đối với khu vực ngõ 2-3m và 100-120 triệu/m2 nhà mặt đường.

Ngoài ra tại một quận gần trung tâm TP Hà Nội đó là Hoàng Mai giá đất cũng “dựng đứng” nhờ ăn theo quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Theo đó, giá đất có mức tăng từ 5 – 10 triệu đồng/m2 kể từ khi có thông tin quy hoạch. Đơn cử như tại khu vực đường Thuý Lĩnh, những lô đất có vị trí đẹp, đường ô tô trước đây được giao dịch khoảng 30 – 35 triệu đồng/m2 thì nay cũng tăng lên 45-50 trệu đồng/m2.

Tin nhanh quy hoạch, đầu tư dự án tuần qua

Vingroup đẩy mạnh đầu tư lợt dự án ở Hà Tĩnh

Những năm gần đây, Hà Tĩnh đã dần định vị hình ảnh “miền đất hứa” trong mắt các nhà đầu tư. Nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, FLC, T&T,… cũng đã chọn Hà Tĩnh làm bến đỗ. Trong đó, tiên phong phải kể đến Tập đoàn Vingroup (Mã: VIC) với loạt dự án lớn. Đơn cử như Trung tâm thương mại, văn phòng và nhà ở Vincom Hà Tĩnh (ngã 4 đường Hàm Nghi và đường Hà Huy Tập) với quy mô gần 6 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.700 tỷ đồng.

Ngoài ra, Vingroup đang làm chủ đầu tư dự án Vinhomes New Center là khu căn hộ cao cấp thuộc Khu đô mới Hàm Nghi (đường Hàm Nghi, phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) với quy mô gần 3 ha, bao gồm ba toà căn hộ cao 25 – 30 tầng. Bên cạnh đó, phải kể đến Tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí Vinpearl Cửa Sót (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà). Quy mô dự án khoảng 24 ha, bao gồm khu biệt thự nghỉ dưỡng, khu Clubhouse, công viên nước,… với tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào tháng 6/2016 và chính thức đi vào hoạt động hồi tháng 4/2017.

Ngoài những dự án kể trên, CTCP Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản để xuất với tỉnh Hà Tĩnh cho khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện kết hợp cảng biển rộng 2.000 ha tại Khu kinh tế Vũng Áng. Bên cạnh đó, công ty dự kiến cũng sẽ kết hợp xây dựng cảng biển và khu logistics để phục vụ nhu cầu vận tải biển cho nhà máy, xây dựng khu du lịch khách sạn. Dự án có quy mô dự kiến 2.000 ha tại Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Trong đó, diện tích đất liền là 1.500 ha, diện tích mặt nước biển là 500 ha. Trước đó, năm 2020, CTCP Vinhomes là một trong hai nhà đầu tư sơ tuyển dự án Khu đô thị Hàm Nghi tại TP Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà.

Tại huyện Gia Lâm (Hà Nội), Tập đoàn Vingroup cũng làm dự án Đầu tư xây dựng sân golf Vinpearl Hà Nội trên diện tích 182,3 ha tại xã Dương Hà và Phù Đổng. Bên cạnh đó, Vingroup sẽ đầu tư trung tâm thương mại quy mô 9,3 ha tại xã Đa Tốn. Đây là hai dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2020 được chuyển tiếp sang.

Tập đoàn Tân Á Đại Thành đầu tư loạt dự án tại Đắk Lắk

Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2021 với chủ đề “Tiềm năng của huyện Lắk – Cơ hội của doanh nghiệp”. UBND huyện Lắk đã trao Giấy chứng nhận đầu tư 3 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1.450 tỷ đồng.

Cụ thể, gồm: Cụm công nghiệp Yang Tao của CTCP Đầu tư và Đào tạo nhân lực Trí Việt; Dự án xây dựng Khu nhà ở thương mại Tây Nam hồ Lắk và Khu nhà ở thương mại trung tâm thị trấn Liên Sơn của CTCP Bất động sản Tập đoàn Tân Á Đại Thành; Khu thể thao, dịch vụ và nghỉ dưỡng tại thị trấn Liên Sơn của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Sài Gòn.

Cảnh báo dự án của liên danh Hano – Vid tại Sơn La chưa đủ điều kiện mở bán

Cụ thể, Theo nội dung văn bản, Dự án Picenza Riverside do Công ty Cổ phần Tập đoàn Picenza Việt Nam và Công ty Cổ phần bất động sản Hano – Vid làm chủ đầu tư chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chưa đủ điều kiện được bán hàng. Nhưng thời gian gần đây các công ty này đã thực hiện giao dịch, chào bán đất nền, nhà ở qua hình thức điện thoại, phát tờ rơi…, nhận đặt cọc giữ chỗ mua nhà ở thông qua các trang mạng kinh doanh bất động sản.

Văn bản số 460/SXD-PTĐT về việc huy động vốn, giao dịch bán nhà ở hình thành trong tương lai. Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Sơn La.  
Văn bản số 460/SXD-PTĐT về việc huy động vốn, giao dịch bán nhà ở hình thành trong tương lai. Nguồn: Sở Xây dựng tỉnh Sơn La.  

Theo đó, Sở Xây dựng Sơn La khuyến cáo các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua nhà ở thương mại tại các dự án nêu trên khi thực hiện mua bán, hợp đồng đặt cọc giữ chỗ để mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc đất nền dự án phải tham khảo đầy đủ các quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật dân sự trước khi thực hiện các giao dịch để tránh các thiệt hại có thể xảy ra.

Sở Xây dựng Đà Nẵng công bố danh sách các dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê, thuê mua trên địa bàn TP

Cụ thể, theo danh sách Sở Xây dựng TP Đà Nẵng công bố, những dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua trên địa bàn TP Đà nẵng (cập nhật đến ngày 08/04/2021) gồm:

Danh sách 11 dự án điều kiện được bán, cho thuê, thuê mua trên địa bàn TP Đà Nẵng. Nguồn: Sở Xây dựng Đà Nẵng
Danh sách 11 dự án điều kiện được bán, cho thuê, thuê mua trên địa bàn TP Đà Nẵng. Nguồn: Sở Xây dựng Đà Nẵng

 

Quang Anh

Theo Kinh doanh & Phát triển