Xuất hiện ‘vùng trũng’ khu vực phía Nam, hút dòng tiền của các nhà đầu tư bất động sản
Thị trường bất động sản biển lân cận Sài Gòn như La Gi, Mũi Né, Hồ Tràm,… được dự đoán sẽ vượt mặt các thị trường truyền thống, hút dòng tiền khổng lồ của các nhà đầu tư. Trong đó, La Gi được đánh giá nhiều tiềm năng bởi mặt bằng giá nơi đây còn nhiều dư địa gia tăng hơn hẳn các thị trường khác.
Thị trường bất động sản La Gi hút dòng tiền các nhà đầu tư
Tại hội thảo xu hướng của thị trường bất động sản phía Nam trong 6 tháng cuối năm, TS. Trần Nguyễn Minh Hải – Chuyên gia địa ốc của Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh nhận định: Covid đang làm thay đổi hướng đi dòng tiền của các nhà đầu tư Sài Gòn.
Theo tiến sĩ, dòng tiền của nhà đầu tư Sài Gòn trong 3 năm tới sẽ chuyển từ các thị trường truyền thống sang các thị trường mới nổi hội tụ đủ 3 yếu tố: lân cận Sài Gòn, mức giá còn mềm chưa quá cao và sức đẩy hạ tầng lớn.
Xét về thị trường biển lân cận Sài Gòn, trục Long Hải – Hồ Tràm – Bình Châu – La Gi – Mũi Né được đánh giá có nhiều lợi thế. Với các thị trường này, nhà đầu tư Sài Gòn có thể dễ dàng tiếp cận bằng xe hơi trong 1 – 1.5 tiếng. Cũng theo tiến sĩ, nhà đầu tư có xu hướng đổ tiền vào những khu vực có thể dễ dàng tiếp cận bằng phương tiện cá nhân, đảm bảo sự riêng tư và giãn cách trong bối cảnh dịch bệnh; tránh nơi quá xa, phải di chuyển bởi máy bay.
Trong 5 thị trường Long Hải – Hồ Tràm – Bình Châu – La Gi – Mũi Né, La Gi sở hữu nhiều lợi thế khi nằm tại vị trí trung tâm của tuyến đường ven biển dài nhất Việt Nam này, với 2 đầu mút là các đại công trình trọng điểm: sân bay Long Thành và sân Bay Phan Thiết. Hai công trình này sẽ mang hàng triệu du khách quốc tế và miền Bắc tới La Gi.
Không chỉ có vị trí gần Sài Gòn, giá bất động sản La Gi còn “mềm” nhất với khảo sát sơ bộ cho thấy mức giá dao động ở mức 25 – 45 triệu/m2. Với vị trí ven biển, thuận tiện kinh doanh, giá đạt mức 35 – 60 triệu/m2.
Mặt bằng giá này được nhận xét vẫn còn rất hợp lý so với các tỉnh thành có cùng lợi thế ven biển khác. Ngay cả tại Phan Thiết, Mũi Né, những vị trí đẹp, ven biển, thuận tiện phát triển cơ sở du lịch như khu vực Đồi Dương, Mũi Né, giá đất cũng đạt xấp xỉ 90 – 120 triệu/m2. Tại khu vực Hồ Tràm, đất nền ven biển được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn được giao dịch với mức giá trên 100 triệu/m2.
Thậm chí, nếu so với các thị trường truyền thống, giá bất động sản La Gi chỉ bằng 1/10 Nha Trang, Đà Nẵng và bằng 1/5 Phú Quốc. Tại Nha Trang, nhà mặt tiền đường Trần Phú được giao dịch ở mức 250 – 400 triệu/m2. Tại Đà Nẵng, bất động sản ven đường Bạch Đằng giáp sông Hàn có giá 200 – 300 triệu/m2. Nhà mặt tiền Trường Sa, Hoàng Sa được rao bán với mức giá 200 – 350 triệu/m2.
Tại Phú Quốc, sau thời điểm huyện đảo này được nâng cấp lên thành phố, giá bất động sản tại đây tăng theo chiều thẳng đứng. Khu vực trung tâm thị trấn Dương Đông, giá nhà mặt tiền được sang tay với giá 70 – 140 triệu/m2. Khu vực Nam Đảo, đất biệt thự được phát triển bởi các chủ đầu tư lớn cũng có giá 120 – 170 triệu/m2.
Hàng loạt lực đẩy cộng hưởng cho thị trường La Gi xuất hiện
Mức giá hấp dẫn của bất động sản La Gi được đánh giá là yếu tố mấu chốt, thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư trong 3 năm tới, nhất là trước thời điểm địa phương này nâng cấp lên thành phố.
Cụ thể, theo lộ trình đến năm 2025, La Gi sẽ chính thức lên thành phố. Nhìn từ bài học “nâng cấp” danh xưng của nhiều địa phương trên cả nước, dễ dàng nhận thấy việc gia tăng giá đất là kịch bản gần như được mặc định.
Đơn cử như TP. Hà Tiên từ năm 2017 đến năm 2020, giá đất bước vào chu kỳ biến động mạnh nhất trong lịch sử khi tăng từ 2 – 3 triệu/m2 năm 2016 lên 8 – 10 triệu/m2 năm 2018 và tăng vọt lên 24 – 30 triệu/m2 năm 2020. Các vị trí đẹp sát biển có thể lên đến 35 triệu/m2.
TP Sầm Sơn nhận quyết định lên thành phố vào tháng 4/2017, ngay sau đó, giá đất tại khu vực này nhanh chóng tăng vọt. Cụ thể, đất ở mặt đường Nguyễn Du có giá từ 15 – 16 triệu đồng/m2 năm 2016, tăng mạnh lên mức 50 – 70 triệu/m2 năm 2021.
Ngoài đòn bẩy lên thành phố, bất động sản La Gi còn sở hữu nhiều cơ hội tăng giá khi trong năm 2021, hàng loạt siêu dự án hạ tầng cũng được triển khai tạo ra lực đẩy khổng lồ cho cho La Gi. Cụ thể, cuối năm 2020, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được thi công và đang bám sát tiến độ để đưa vào sử dụng từ cuối năm 2022. Vào tháng 1/2021, sân bay quốc tế Long Thành – sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam với công suất 100 triệu hành khách/năm đã chính thức được khởi công. Bên cạnh đó, đầu năm 2021, sân bay Phan Thiết cũng chính thức được triển khai xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022. Khi sân bay Long Thành, Phan Thiết hoàn thành, sẽ mang hàng chục triệu du khách quốc tế và phía Bắc tiếp cận với La Gi.
Ngoài 3 siêu dự án sân bay và cao tốc, trong năm 2011 & 2022, UBND tỉnh Bình Thuận đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng để nâng cấp hạ tầng cho La Gi như: 2 nút kết nối cao tốc thẳng đến Hàm Tân, tuyến đường biển quốc gia DT719B, đường song hành DT719… Với 3 điều kiện trên, có thể thấy La Gi hội tụ đầy đủ các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để trở thành “mỏ vàng” thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư.