Cuối năm 2022: Đất nền khắp nơi hạ nhiệt

Từng là loại hình đầu tư “khuấy đảo” thị trường BĐS trong các cơn sốt đất, thế nhưng thời điểm hiện tại, người mua không còn “mặn mà” với phân khúc này. Thậm chí, đất nền ở nhiều nơi đang ghi nhận dấu hiệu hạ nhiệt.

Cuối năm 2022: Đất nền khắp nơi hạ nhiệt - Ảnh 1

Đất nền: “Con cưng” có thành “con ghẻ”?

Theo báo cáo DKRA, nguồn cung và mức độ tiêu thụ đất nền trong quý III ở thị trường TP.HCM và các tỉnh lân cận sụt giảm mạnh. Cụ thể, chỉ có 9 dự án được mở bán với nguồn cung 1057, giảm 65,6%, lượng tiêu thụ chỉ đạt 22%, giảm 77,8% so với quý trước.

Mức độ quan tâm phân khúc đất nền ở Hà Nội trong quý III cũng giảm 18% so với quý II. Ở thị trường miền Nam các sản phẩm đất nền tiêu thụ chậm, mức giá giảm nhẹ không còn tăng cao đột biến như trước, không ít nhà đầu tư đành phải bán lỗ để thu hồi vốn. Đơn cử, tại tỉnh Lâm Đồng việc phân lô tách thửa buôn bán đất được kiểm soát do đó việc mua bán đất nền sụt giảm mạnh giảm 13.000 nền so với quý trước.

So với quý II tình hình quý III không mấy khả quan, khi thị trường bắt đầu hạ nhiệt lượng giao dịch và mức giá cũng giảm theo. Nếu trước đây, đất nền từng được xem là “phân khúc vàng” thì thời điểm này khi thanh khoản giảm thì đây cũng là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nhất, nhiều nhà đầu tư lo sợ đua nhau giảm giá cắt lỗ.

Tình trạng “sốt đất” trong quý III hoàn toàn biến mất, không ít nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện các chính sách bán hàng linh hoạt, chiết khấu, giảm giá, hỗ trợ lãi suất… để thu hút khách hàng cũng như cứu vãn lại nguồn vốn. Ngoài cơ đây cũng là cơ hội để thanh lọc thị trường, hạn chế tình trạng sốt ảo, giá ảo, các hoạt động đầu cơ hầu như không còn.

Có thể thấy, mức độ quan tâm và số lượng giao dịch các sản phẩm BĐS tụt dốc mạnh, do vấn đề tiếp cận nguồn vốn khó khăn. Nhu cầu tìm mua BĐS trong quý III giảm đáng kể đặc biệt là ở những tỉnh thành sở hữu những khu đất “sốt nóng” trong thời gian trước như Hải Phòng giảm 19%, Đà Nẵng giảm 12%, Cần Thơ giảm 14%. Ngoài ra, Nhu cầu tìm mua bất động sản thấp tầng ở Bình Dương, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng sụt giảm 19 - 33%.

Cuối năm 2022: Đất nền khắp nơi hạ nhiệt - Ảnh 2

 Thị trường vướng phải nhiều “nút thắt” khó gỡ

Giai đoạn đất nền đang trong “cơn sốt” không ít nhà đầu tư mới đua nhau mua đất với mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, không phải “món ngon” nào cũng dễ “nuốt”, nhiều nhà đầu tư tay ngang với khả năng tài chính còn hạn chế đã liều mình vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi hấp dẫn. Nhưng sau khi “cơn sốt” đi qua, giá đất giảm mạnh, mua dễ khó bán cùng với thời gian ưu đãi kết thúc lãi suất sẽ thả nổi theo mức giá thị trường khiến các nhà đầu tư trở tay không kịp.

Mặt khác, ở một vài địa phương nhiều môi giới BĐS lợi dụng các thông tin quy hoạch, xây dựng cơ hạ tầng để đồn thổi, nâng giá đất cao hơn giá trị thực tế. Không ít nhà đầu tư non kinh nghiệm đã rơi vào “bẫy”, đến khi dự án không được triển khai như lời đồn giá đất nhanh chóng giảm mạnh.

Ngoài ra, nguyên nhân khác dẫn đến việc thị trường BĐS hạ nhiệt là vì dòng vốn chảy vào thị trường bị tắt nghẽn sau chính sách siết tín dụng BĐS. Cơ hội tiếp cận nguồn vốn của người dân và các doanh nghiệp địa ốc trở nên khó khăn hơn, đặc biệt đây được xem như là “đòn đánh chí mạng” đối với những nhà đầu tư chuyên sử dụng đòn bẩy tài chính.

Tuy nhiên, đối với những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm, có năng lực tài chính vững mạnh tận dụng cơ hội này để “bắt đáy” sinh lời,  nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít rủi ro, bởi thị trường BĐS được dự doán khó “sốt nóng” trở lại trong những tháng cuối năm. Do đó, các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn những sản phẩm chất lượng, uy tín.

Tuy tốc độ tăng trưởng của phân khúc đất nền hiện nay đang gặp khó khăn, nhưng đây vẫn là phân khúc giàu tiềm năng, ổn định, mức độ an toàn cao, thích hợp để đầu tư dài hạn. Đặc biệt, đất nền vùng ven đang là thị trường được rất nhiều nhà đầu tư yêu thích bởi giá cả hợp lý, cơ sở hạ tầng giao thông được đẩy mạnh đầu tư phát triển là yếu tố thúc đẩy thị trường đất nền phát triển trong tương lai.

Theo Chất lượng và Cuộc sống