Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tổ chức triển khai có hiệu quả việc thi hành Luật đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, giá nhà tăng cao là một phần nguyên nhân rất lớn, thúc đẩy xu hướng ngại cưới, không muốn hoặc sinh rất ít con, đặc biệt báo động ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển.
Số liệu thống kê của Cushman & Wakefield Vietnam công bố mới đây cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, ở TP.HCM chỉ có gần 1.200 căn hộ mới được tung ra thị trường, giảm 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, đa phần thuộc phân khúc bất động sản trung và cao cấp, căn hộ bình dân chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhoi 18%.
Từ năm 2021 đến nay, TP.HCM không có dự án căn hộ bình dân nào được chào bán, lệch pha chủ yếu giữa nguồn cung trung và cao cấp. Thậm chí phân khúc trung cấp cũng giảm dần, chủ yếu là căn hộ cao cấp, hạng sang, dành cho giới nhà giàu với mức giá lên tới 100 – 200 triệu đồng/m2. Điều này đẩy giá nhà tại TP.HCM lên cao, tình trạng thiếu nhà ở bình dân, giá vừa túi tiền cho người dân trở nên nghiêm trọng hơn.
Số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing ghi nhận thị trường chung cư Hà Nội có dấu hiệu hồi phục rõ rệt. Nguồn cung mở mới có quý thứ 5 tăng liên tiếp, trong đó quý vừa qua tăng gấp 3,6 lần cùng kỳ năm 2023 (khoảng 1.100 căn). Theo giới chuyên gia nhận định, từ nay về tới cuối năm 2024, thị trường bất động sản sẽ được cung cấp thêm nhiều nguồn cung mới nhưng sẽ khó có bứt phá.
Bức tranh kinh doanh quý I/2024 của các doanh nghiệp phát triển nhà ở nhìn chung khá u ám. Tuy nhiên, điều đó không nói lên rằng thị trường vẫn đang chìm sâu trong khủng hoảng. Ngược lại, kết quả này cho thấy giai đoạn bĩ cực nhất đã qua.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhấn mạnh, không chỉ người dân mà cả doanh nghiệp đều đang “nín thở” chờ bộ ba Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản sửa đổi áp dụng sớm. Qua đó, tạo “chất xúc tác” giúp pháp lý khơi thông, nguồn cung nhà ở cải thiện.
Một số địa phương đang đề nghị Nhà nước cho phép các hộ dân thuộc diện được bồi thường, tái định cư nhưng địa phương không có quỹ đất, quỹ nhà tái định cư thì được ưu tiên mua nhà ở xã hội.
Nhà ở bắt buộc phải có lối thoát nạn cũng như cần trang bị các phương tiện về phòng cháy, chữa cháy phù hợp là đề xuất mới nhất được Bộ Công an đưa ra.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu đối với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, phải đánh giá chính xác tình trạng nhà ở toàn quốc, cung - cầu cụ thể cho từng phân khúc, nhằm điều tiết thị trường, bảo đảm chỗ ở cho người dân.
Có một nghịch lý trong phát triển nhà ở tại Việt Nam đó là trong khi có rất nhiều người đang thiếu chỗ ở thì tại các thành phố lớn lại có hàng chục nghìn căn hộ bỏ hoang gây lãng phí. Đây là vấn đề nan giải cần phải giải quyết lúc này.
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo là bộ phận quan trọng của chính sách xã hội về phát triển nhà ở.
Người có nhu cầu mua nhà đất để ở đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ, nghĩa là lực lượng yếu thế trong xã hội, những người nghèo đang phải chi trả cho người giàu cho nhu cầu cơ bản về nhà ở.
Người có nhu cầu mua nhà đất để ở đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ, nghĩa là lực lượng yếu thế trong xã hội, những người nghèo đang phải chi trả cho người giàu cho nhu cầu cơ bản về nhà ở.
Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An xác định có duy nhất 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Công ty cổ phần Đầu tư Sunlogo – Sunland.
Theo Savills Việt Nam, nguồn cung nhà ở đang có đà giảm trên mọi phân khúc. Sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của lãi suất tiền gửi cao, niềm tin của người tiêu dùng thấp và nỗ lực chống tham nhũng mạnh mẽ.