Cổ phiếu bất động sản (BĐS) tiếp tục diễn biến hết sức bi đát trong phiên 3/10, sau khi giao dịch tiêu cực trong phiên liền trước. VN-Index giảm gần 10 điểm và mất mốc 1.280 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/10, VN-Index giảm 4,36 điểm, tương đương 0,34% xuống 1.287,84 điểm. Toàn sàn có 96 mã tăng 299 mã giảm, 73 mã đứng giá.
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2024 vốn dĩ đã nhiều lần lỡ hẹn với mốc 1.300 điểm, thời gian gần đây lại liên tục công phá mốc này nhưng chưa thành.
Trong phiên hôm nay (26/9), VN-Index tiếp tục đà tăng 4 điểm lên mức 1.291,5 điểm. Khối ngoại “mạnh tay” mua vào với giá trị mua ròng trên sàn HoSE đạt gần 1.000 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/9, tiếp nối đà thăng hoa của nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index tăng 10,49 điểm, tương đương 0,82% lên 1.287,48 điểm.
Sau khi leo dốc vào phiên sáng, VN-Index lại suy yếu dần và may mắn giữ lại được sắc xanh. Giá trị thanh khoản trên sàn HoSE tăng tới gần 70% so với phiên liền trước.
Áp lực bán của nhà đầu tư trong nước khiến VN-Index lao dốc mạnh phiên hôm nay 16/9. Kết phiên, VN-Index giảm hơn 12 điểm, tương đương 1%, xuống còn 1.239 điểm.
Nhóm VN30 chỉ có duy nhất 1 cổ phiếu ghi nhận sắc xanh trong phiên 16/9, hệ quả là VN-Index mất mốc 1.240 điểm, phần nào cho thấy TTCK chưa thể gượng dậy sau ảnh hưởng từ bão lũ tại miền Bắc.
Phiên cuối tuần (13/9) giao dịch ảm đạm, thanh khoản ở mức thấp, thị trường duy trì trạng thái giằng co, rung lắc dưới vùng giá thấp. Cuối phiên, thu hẹp độ rộng, VN-Index giảm 4,64 điểm, vẫn giữ được mốc 1.250 điểm.
Chốt phiên ngày 12/9, sàn HoSE có 218 mã tăng và 163 mã giảm, VN-Index tăng 3,08 điểm (+0,25%), lên 1.256,35 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 433,6 triệu đơn vị, giá trị 10.470,6 tỷ đồng, giảm 26% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên hôm qua.
Áp lực bán bất ngờ dâng cao trong phiên chiều nay, đẩy thanh khoản tăng gấp rưỡi phiên sáng nhưng cổ phiếu giảm giá la liệt. VN-Index kết phiên bốc hơi 12,5 điểm (-0,99%) với số mã giảm giá nhiều gấp 3,4 lần số mã tăng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/9, VN-Index giảm 6,23 điểm, tương đương 0,49% xuống 1.267,73 điểm. Toàn sàn có 104 mã tăng và 282 mã giảm, 85 mã đứng giá.
Đợt suy giảm này có thể coi là pha điều chỉnh đáng kể đầu tiên kể từ khi VN-Index tạo đáy ngắn hạn vào ngày 5/8, do đó, có khả năng chỉ số này sẽ bật tăng trở lại trong thời gian tới. Dẫu vậy, chiến lược từ nay đến cuối năm vẫn nên là “sóng nhỏ, kỳ vọng nhỏ”.
Kết thúc phiên giao dịch chiều nay (4/9), VN-Index giảm 8,07 điểm (-0,63%), xuống mức 1.275,8 điểm; VN30-Index dừng ở mức 1.317,71 điểm sau khi giảm 13,81 điểm (-1,04%).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/8, VN-Index tăng 2,4 điểm, tương đương 0,19% lên 1.283,87 điểm. Toàn sàn có 202 mã tăng và 180 mã giảm, 101 mã đứng giá. Trong đó, nhóm ngân hàng tăng tích cực: HDB tăng 1,28%, EIB tăng 1,64%, TCB tăng 1,52%...