Doanh nghiệp chật vật tiếp cận vốn
Vốn tín dụng là nguồn vốn chính nên chỉ sau một quý bị thắt chặt tín dụng, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan khi vừa “đói” vốn vay, vừa phải giữ lượng tồn kho ngày một lớn.
Thực tế, đây không phải câu chuyện của riêng một doanh nghiệp bất động sản nào. Sau giai đoạn dài chật vật bán hàng thể hiện ở mức doanh thu và lợi nhuận bán niên giảm mạnh, hàng loạt ông lớn trong ngành lại tiếp tục đối mặt rủi ro trong các tháng cuối năm khi tồn kho ngày một tăng cao còn số tiền người mua trả trước không quá lớn.
Thực trạng thị trường bất động sản
Chính sách kiểm soát tín dụng kéo dài từ đầu năm đến nay đã khiến không ít doanh nghiệp điêu đứng. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái “thả lỏng” nới room tín dụng nhưng tỷ lệ phân bổ lại quá ít, không chỉ riêng các doanh nghiệp BĐS mà các nhà đầu tư cũng như người dân có nhu cầu mua nhà cũng khó có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.
Bên cạnh đó, cơ hội tiếp cận nguồn vốn khác cũng tương đối thấp khi thị trường chứng khoán trong năm nay liên tục sụt giảm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán. Ngoài ra, việc tiếp cận nguồn vốn trái phiếu đã trở nên khó khăn hơn trước đây rất nhiều. Số lượng giao dịch các sản phẩm BĐS tụt giảm khiến việc tiếp cận nguồn vốn ứng trước từ khách hàng cũng trở nên khó khăn.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 9 tháng vừa qua chỉ đạt 18,7 tỷ USD giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lĩnh vực BĐS chiếm 19% nguồn vốn FDI nhưng nguồn vốn này chỉ tập trung vào BĐS công nghiệp và vài tập đoàn BĐS lớn.
Có thể thấy, dòng vốn chảy vào thị trường BĐS bị tắt nghẽn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn nan giải của thị trường. Do đó, việc nới room tín dụng đã tạo được kỳ vọng mới cho thị trường BĐS. Tuy nhiên, chỉ có thể đáp ứng được cho một số hồ sơ đã chờ sẵn và xóa gỡ vướng mắt tâm lý cho người dân, giảm mức độ căng thẳng trên thị trường chứ không giải quyết được triệt để vấn đề nguồn vốn. Dòng tiền vào BĐS vẫn bị siết chặt, ngân hàng hiện chỉ ưu tiên cho dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế khó lường Ngân hàng Nhà nước tập trung ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá. Dự kiến lãi suất cho vay trong thời gian tới sẽ tăng mạnh khiến thị trường BĐS đã vào thế khó lại càng thêm bế tắc.
Hướng đi mới của các doanh nghiệp
Trong bối cảnh thị trường BĐS trầm lắng, doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp BĐS quy mô nhỏ gần như không có. Không thể vay vốn ngân hàng khiến nhiều dòng tiền khác phải đóng băng, thậm chí là nợ lương, nhiều dự án đang thi công phải dừng lại.
Trong cơn “khát vốn” để không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh nhiều doanh nghiệp BĐS đã vạch ra hướng đi mới để thích ứng với những biến động của thị trường nhầm “cứu vãn” lại công việc kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều dự trù một phần vốn có sẵn để không bị thiếu hụt tài chính. Lên kế hoạch kinh doanh một cách chi tiết, uy tín để tăng mức độ tin tưởng khi vay vốn ngân hàng. Tính toán phân chia các dự án nào có thể sử dụng vốn dự trù sẵn để không bị áp lực nặng về dòng vốn.
Ngoài ra, phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để cứu vãn dòng vốn đó là huy động vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Singapore. Tuy nhiên, đây cũng không phải là hướng đi dễ dàng vì cần phải có thời gian để đôi bên đi đến hợp tác. Hơn nữa, các quỹ đầu tư nước ngoài hầu hết chỉ chi tiền vào các dự án tốt và có tỷ lệ ăn chia thích hợp chứ không hoàn toàn đầu tư vào công ty.
Mở rộng kênh vốn từ khách hàng và đối tác là hướng đi mới được nhiều doanh nghiệp BĐS lựa chọn. Các chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thành các thủ tục pháp lý và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án để có thể nhanh chóng rao bán bán và tận dụng được nguồn vốn từ chi phí trả trước của khách hàng. Để đẩy mạnh việc thu tiền trả trước từ khách hàng các doanh nghiệp cần phải đưa ra những phương án tài chính hấp dẫn như chiết khấu, giảm giá. Tận dụng nguồn vốn lưu động từ các đối tác kinh doanh và nhà cung cấp, đẩy mạnh kênh trái phiếu chào bán ra thị trường.